VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Mang trọng bệnh song ông Chài vẫn cố lê bước đi bán vận may cho mọi người để kiếm từng bữa ăn cho các con. Cảnh túng quẫn khiến người cha tội nghiệp nấn ná, khi nhập viện bệnh đã chuyển nặng, sau cuộc đại phẫu cái nghèo vẫn gặm nhấm sự sống của ông.
Trong góc phòng bệnh, người đàn ông đen đúa, hốc hác nằm thoi thóp thở, bông băng trắng toát che kín vùng bụng. Hỏi ra mới biết ông là Trần Văn Chài (54 tuổi) vừa được bác sĩ vừa tiến hành cuộc đại phẫu với hi vọng sẽ giữ được sự sống cho ông. Lau nhẹ hai hàng nước đục ngầu trên khóe mắt của chồng, bà Danh Thị Diệu Hiền (44 tuổi) nghẹn ngào: "Đừng khóc nữa ông ơi, biết đâu trời phật sẽ rủ lòng thương gia đình mình."
Họ là hai mảnh đời nhiều truân chuyên trắc trở. Ông Chài từng có vợ và 3 người con, nhưng vợ ông đã qua đời sau khi sinh người con út, còn bà Diệu Hiền cũng từng có một đời chồng nhưng hôn nhân đã đổ vỡ vì thói trăng hoa của chồng bà. Nhờ mai mối nên sau bữa cơm đạm bạc của gia đình nội ngoại, hai mảnh đời rách nát đã chắp vá cho nhau với niềm tin vào tương lai êm ấm hơn.
Những đứa con của họ lần lượt chào đời nhưng ruộng đất không có, việc làm thuê làm mướn theo mùa vụ ở vùng quê An Giang mỗi ngày một khó khăn khi nghề nông được cơ giới hóa. Con cái thất học, làm không đủ ăn, không trụ nổi ở quê nhà gần 10 năm trước vợ chồng họ dắt díu nhau ra Vũng Tàu ở trọ kiếm sống. Nơi vùng đất mới bà Hiền xin được vào làm trong một cơ sở chế biến cá bò tư nhân, ông Chài vẫn làm nghề khuân vác.
Ông Chai đau đớn nghĩ đến cảnh sẽ phải xa lìa vợ và 4 đứa con thơ dại
Hai năm về trước, ông Chài bệnh triền miên sức khỏe xuống dốc trông thấy, không còn làm được những công việc nặng nhọc ông buộc phải lang thang bán vé số. Để có thêm thu nhập, hai đứa con đầu là Trần Chí Tâm (15 tuổi) và Trần Mỹ Linh (13 tuổi) phải theo mẹ vào làm trong cơ sở chế biến cá bò những công việc cũng bấp bênh theo mùa biển. Cảm thông với những đứa trẻ ngoan ngoãn, lam lũ không được đến trường một cô giáo về hưu đã nhận dạy chữ miễn phí cho bé Trần Chí Cường (9 tuổi) và Trần Chí Thanh (7 tuổi) nhiều năm qua.
Cuộc sống khốn khó những tưởng sẽ có ngày tìm được lối ra nhưng tai họa lại giáng xuống. Gần 3 tháng trước, ông Chài bất ngờ đổ bệnh, ban đầu chỉ là triệu chứng sốt, vàng mắt, vàng da... Dù mệt nhưng ông vẫn cố gắng lê bước đi bán vé số vì thời gian này biển động liên tục nên công việc của vợ con bữa có bữa không khiến chi tiêu trong nhà trở nên eo hẹp.
Cuộc sống khốn khó khiến ông nấn ná không dám đến bệnh viện kiểm tra. Bệnh tình mỗi ngày một nặng thêm khiến ông suy kiệt, chiều muộn một ngày đầu tháng 12, mẹ con bà Diệu Hiền nhận hung tin, ông Chài ngã quỵ trên đường đi bán vé số. Vay mượn khắp nơi được không đầy 5 triệu đồng, bà Hiền đưa chồng lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM điều trị. Tại đây, sau khi thăm khám bác sĩ đã chuyển ông Chài qua Chợ Rẫy vì nghi ngờ bệnh nhân bị tắc mật.
Mẹ con bà Diệu Hiền rơi vào cảnh bế tắc, nợ chất chồng
BS Đoàn Tiến Mỹ, phó trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy cho biết: "Sau khi thăm khám, hội chẩn chúng tôi kết luận bệnh nhân bị ung thư đường mật đã xâm lấn tĩnh mạch cửa. Để tránh ung thư di căn trên diện rộng, ê kíp phẫu thuật tiến hành cắt khối tá tụy. Đây là cuộc phẫu thuật lớn bao gồm cắt bỏ đầu tuỵ, tá tràng, hang vị, ống mật chủ, tĩnh mạch cửa sau đó sử dụng các bộ phận trong cơ thể để nối ghép tái lập lại các bộ phận trên."
Để lo chi phí cho chồng phẫu thuật, bà Diệu Hiền đã phải chạy vạy khắp nơi vay mượn hơn 20 triệu đồng với khoản lời "cắt cổ". Sau cuộc đại phẫu, bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh của ông chài còn diễn tiến phức tạp. Bệnh nhân hiện đang phải sử dụng kháng sinh phổ rộng và chăm sóc đặc biệt để tránh xì rò mật tụy, nguy cơ huyết khối với khoản chi phí khoảng 1,2 triệu đồng mỗi ngày.
Ngoài ra, người bệnh cần được đáp ứng tốt về chế độ dinh dưỡng song hiện tại mọi chỗ có thể vay mượn mẹ con bà Hiền đều đã gõ cửa. Đến hộp sữa cho chồng, bà Hiền cũng không thể mua nổi, số tiền vay mượn đang lãi mẹ đẻ lãi con, nợ bệnh viện càng ngày càng lớn. Bế tắc, mẹ con bà Hiền đau đớn nghĩ đến cảnh sẽ phải bỏ ngang việc điều trị của ông Chài để mang về lo hậu sự.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:Bà Danh Thị Diệu Hiền, Khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM ĐT: 01283.262.814
Nguồn Dân Trí
Tin mới
- Tận cùng nỗi khổ gia đình bệnh tật - 21/01/2013 04:40
- Xót thương bé ung thư vẫn khôn nguôi ước mơ đến trường - 20/01/2013 02:16
- Gia đình chị Vinh mong nhận được sẻ chia - 19/01/2013 02:11
- “Mẹ đã mất bố, mất chị, nên con đừng bỏ mẹ mà đi” - 18/01/2013 04:09
- Nguy cơ “đứt gánh” của cô bé mồ côi, chăm chị tâm thần - 17/01/2013 08:42