VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Mắc chứng thần kinh co giật và viêm khớp từ bé, nhưng anh Tý không nản chí. Vừa chống chọi với bệnh tật, anh vừa tự học nhiều nghề và hơn 20 năm qua mưu sinh bằng việc cắt tóc dạo trên xe lăn.
7h sáng, sau khi lót dạ bằng vài củ khoai lang hay gói mì tôm, anh Lê Quang Tý (53 tuổi, ở xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) ngồi lên chiếc xe lăn. Kiểm tra túi đồ nghề lần cuối, với tay đội chiếc mũ cối, anh Tý khom người đẩy xe ra ngõ, bắt đầu một ngày mưu sinh.
Không đủ sức để tự mình đẩy xe lăn lên khỏi con dốc đê làng, anh phải nhờ vợ trợ giúp. Khi xe lên đến triền đê, người vợ quay về nhà để người đàn ông khuyết tật tự xoay sở. Cúi rạp người, anh Tý lăn bánh đẩy "hiệu cắt tóc" đi chậm rãi. Tiếng hát từ bộ loa đài cũ mèm được gắn theo chiếc xe đã không còn nghe rõ tiếng, cứ vài câu lại ngắt quãng. Anh Tý bảo "cốt là để tiếp thị, thông báo thôi chứ không phải mục đích giải trí, với lại người ta nghe miết cũng quen rồi, dịch được cả".
Quán cắt tóc của Tý được mở ở bất kỳ đâu, từ bờ đê, đầu ngõ hay trong sân của những vị khách. Vừa giơ bàn tay sần sùi, gân guốc tỉ mẩn cắt tóc cho khách trên bờ đê, anh Tý vừa kể về cuộc đời mình. Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo có ba người con, Tý là con thứ hai. Ngày chào đời, anh lành lặn, khôi ngô như bao đứa trẻ. Được ba tháng tuổi, cơn bạo bệnh đã khiến tuổi thơ của Tý chìm trong đau đớn.
Không đủ sức để có thể tự mình đẩy chiếc xe lên khỏi con đê làng, anh phải nhờ vợ trợ giúp
Rít khói thuốc lấy hơi ấm chống lại cái rét cắt da thịt chiều đông, giọng trầm lắng, anh Tý kể tiếp, trong một lần lên cơn sốt li bì, anh bị co giật liên hồi, miệng méo xệch, chân tay co rút. Gia cảnh nghèo nên cha mẹ không có tiền đưa anh đi bệnh viện hay chạy chữa thuốc thang. Lên 3 tuổi, cậu bé không biết lật, cũng chẳng biết bò, hễ cha mẹ đặt đâu thì cứ nằm miết ở đó. Một ngày nọ, thấy con trai kêu khóc vẫy tay ra hiệu đòi bò xuống đất, đoán con đòi học đi, người cha tìm gỗ đóng cho Tý chiếc ghế để anh lết dưới đất.
Không thể đi lại như những đứa trẻ bình thường, mỗi ngày khi cha mẹ đi làm, Tý lại lết đến trường ngóng theo lũ bạn trong làng đang ê a đánh vần ở lớp mẫu giáo. Về nhà, cậu loay hoay lấy viên gạch vỡ viết chữ trên nền đất. Nhiều ngày tập luyện, Tý đã biết đọc, biết viết. Thấy con nằng nặc đòi đi học, người mẹ chỉ biết ứa nước mắt. Khuyên can mãi chẳng được, bà đành lòng sắm cặp sách để con trai đi học.
Đều đặn mỗi ngày người mẹ cõng con đến trường rồi lại trở về ra bờ sông Mã mò cua bắt tép. Những khi bận việc đồng áng, bà lại nhờ bạn bè đến nhà cõng Tý tới trường. Cậu bé tật nguyền học rất sáng dạ, năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Nhưng rồi ước mơ đèn sách của Tý đành dở dang khi hết lớp 4 ngôi trường làng chuyển đến địa điểm mới.
Không được đến trường, cậu bé nhờ người thiết kế chiếc ghế nhỏ có bốn bánh gắn phía dưới. Nhờ đó Tý di chuyển nhanh hơn, xa hơn. Hàng ngày sau khi bố mẹ đi làm đồng, cậu lại tìm đến nhà hàng xóm học nghề đan lưới, đan rổ rá... Ít tháng sau, nhờ nhanh trí, cậu đã biết vá thành thạo những mảnh lưới rách, giúp cha đi cất vó, thả lưới trên sông Mã kiếm con tôm, con cá cải thiện bữa ăn gia đình.
Dần dà ngoài việc đan lưới cho gia đình, thấy cậu khéo tay nên nhiều người trong vùng tìm đến thuê Tý vá lưới, vậy là Tý có thể kiếm thêm ngày vài ba bơ gạo phụ mẹ. Nhưng sau đó công việc vá lưới mai một vì cá tôm cạn kiệt, người làng đều bỏ nghề. Nghề đan rổ, rá cũng ế ẩm vì ít người dùng, hầu hết dân làng chuyển sang dùng hàng nhựa công nghiệp. Tý lại lo lắng tìm công việc mới.
"Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, tôi quyết định chuyển nghề cắt tóc trên xe lăn vì hợp với sức vóc của mình", anh Tý kể và cho hay ban đầu chỉ nhận cắt cho lũ trẻ trong làng, mỗi lần cắt anh chỉ lấy vài nghìn gọi là, cốt để "rèn luyện tay nghề cho thành thạo". "Ngày mới cầm kéo ngượng lắm. Với người bình thường cắt tóc đã khó chứ nói gì mình tay bị khoèo, cứng đơ từ nhỏ nên rất đau đớn", anh Tý tâm sự.
Gắng gượng mãi rồi cũng thành quen, người làng tìm đến tận nhà nhờ Tý cắt tóc. Số tiền ít ỏi kiếm được anh dành dụm cũng nuôi được cha mẹ già ốm đau. "Vài năm sau, thấy cảnh ngồi một chỗ không có khách thì lấy gì mà sống, tôi quyết định chuyển sang nghề cắt dạo. Để hút khách, tôi nảy ra sáng kiến gắn thêm bộ tăng âm trên xe lăn. Mỗi khi lăn bánh xe trên đường làng, tôi lại mở bản nhạc đồng quê du dương hay những khúc tráng ca về người lính Trường Sơn... để thông báo cho mọi người biết Tý tôi đã có mặt. Ai muốn làm đẹp thì xin mời", anh Tý hóm hỉnh kể.
Quán cắt tóc của Tý được mở ở bất kỳ đâu, từ bờ đê, đầu ngõ hay trong sân của những vị khách làng.
Anh Tý còn mua thêm chiếc điện thoại để những ai bận rộn mùa màng hay công việc chợ búa, cứ a lô hẹn trước để anh xếp lịch đến cắt cho đỡ mất thời gian. Đều đặn mỗi ngày, anh Tý rời nhà từ sáng sớm cho đến lúc trời tối mịt mới trở về. Buổi trưa anh thường ghé các tiệm tạp hóa trên đường mua gói mì tôm ăn cho đỡ đói rồi tiếp tục công việc. Trung bình mỗi ngày anh kiếm được 30.000-50.000 đồng. Số tiền tuy ít ỏi nhưng cũng đủ giúp anh tằn tiện nuôi hai con gái ăn học và người vợ bệnh tật quanh năm.
Ông Lê Tiến Bình (53 tuổi, xã Hoằng Quang), khách hàng quen của anh Tý cho biết, 20 năm qua ông không phải đi đến tiệm cắt tóc bao giờ. Cứ mỗi khi tóc tốt ông lại gọi Tý "mang cả tiệm cắt tóc đến". Cũng có khi nghe tiếng loa qua ngõ là ông chạy ra, ngồi thụp xuống bờ đê cắt ào cho xong để còn đi cày ruộng. "Lão Tý tuy ngồi xe lăn, tay chân lòng khòng nhưng cắt khá đẹp, chẳng thua thợ xịn là mấy đâu. Quan trọng hơn là mình không mất thời gian lại rẻ hơn quán khác cả mấy nghìn lận nên tội gì. Cũng là ủng hộ hoàn cảnh của anh Tý nữa", ông Bình chia sẻ.
Cũng vì bản tính lạc quan nên năm 35 tuổi, dù khá muộn màng so với những chàng trai vùng nông thôn, anh Tý cũng có một tổ ấm hạnh phúc. Chị Vũ Thị Sửu hơn anh 2 tuổi ở làng bên nghe tiếng anh Tý hay lam hay làm đã "phải lòng" anh lúc nào không hay. Rồi hai người quyết định gắn bó với nhau bất chấp lời đàm tiếu của dân làng và phản ứng dữ dội từ gia đình.
Ngày ngày chị Sửu chăm vài sào ruộng kiếm thóc còn anh cắt tóc dạo kiếm tiền phụ mua thức ăn. Con gái đầu của anh chị đã học nghề xong, đang làm công nhân ở Bắc Ninh, còn cô út đang học lớp 11. "Tôi nghèo đói nhưng quyết không để con thất học", anh Tý khảng khái và cho biết nhiều bữa trái gió trở trời, chân tay đau nhức vì căn bệnh khớp tái phát, hay khi đi làm về một mình phải soi đèn dò dẫm đường đê quạnh quẽ, anh chỉ muốn bỏ nghề. Đêm về thao thức nghĩ về phận đời, phận người lại ứa nước mắt, nhưng nghĩ đến cảnh vợ con vất vả, anh lại không đành lòng.
Chị Sửu cho biết, vài năm trở lại đây chị đau ốm triền miên, mọi việc trong nhà đều dồn hết lên vai anh. "Nhiều lúc thấy chồng đẩy xe lăn cực nhọc trên đường tôi chỉ ứa nước mắt, nhưng cũng chẳng có cách nào khác...", người vợ tâm sự. Cha mẹ mất, cả gia đình anh Tý chui rúc trong căn bếp hơn gian ẩm thấp dột nát tư bề. Mùa mưa bão ngập ngang nóc nhà, họ lại lóp ngóp tìm sang hàng xóm trú ngụ.
Cách đây mấy năm, nhờ nhà nước hỗ trợ, cộng với số tiền tích cóp trong những ngày làm ăn khấm khá, anh Tý đã cất được một căn nhà hai gian vững chãi. Anh bảo, đó là thành quả cả đời mình phấn đấu. "Mình tàn tật nhưng còn có thể đi làm được là may mắn hơn vạn người, còn sức khỏe thì tôi vẫn làm việc", anh Tý quả quyết và mong muốn nếu có chút tiền sẽ sắm chiếc xe lăn chạy bằng điện hoặc đẩy bằng trục động thật chắc chắn để làm nghề nuôi vợ con. "Chiếc xe đang dùng đã hơn 20 năm tuổi thọ rồi. Nó bị thương nhiều chỗ, phải hàn gắn vá víu suốt", anh tâm sự.
Ông Nguyễn Khắc Cả, Phó chủ tịch UBND xã Hoằng Quang cho biết, gia đình anh Tý thuộc diện khó khăn. Tuy tàn tật từ nhỏ nhưng anh Tý có nghị lực rất lớn, hàng ngày vẫn đẩy xe lăn đi cắt tóc khắp làng kiếm tiền mưu sinh. Địa phương còn rất khó khăn nên không hỗ trợ được nhiều cho gia đình anh Tý.
Mọi đóng góp xin gửi về: Anh Lê Quang Tý, thôn 2, xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. SĐT: 0169. 561. 2690
Nguồn Vnexpress
Tin mới
- Xót thương bé ung thư vẫn khôn nguôi ước mơ đến trường - 20/01/2013 02:16
- Gia đình chị Vinh mong nhận được sẻ chia - 19/01/2013 02:11
- “Mẹ đã mất bố, mất chị, nên con đừng bỏ mẹ mà đi” - 18/01/2013 04:09
- Nguy cơ “đứt gánh” của cô bé mồ côi, chăm chị tâm thần - 17/01/2013 08:42
- Cha nguy kịch trên giường bệnh, 4 con thơ nheo nhóc - 16/01/2013 04:04
Các tin khác
- Bức thư đẫm nước mắt của 2 chị em mồ côi - 14/01/2013 04:13
- Ai giúp cậu bé mồ côi cha mẹ, mù một mắt? - 13/01/2013 03:09
- Xót thương 3 cha con mang hình hài... của quỷ - 11/01/2013 04:25
- Mẹ kế chăm con tật nguyền chất độc da cam - 10/01/2013 04:19
- Nhà mình nghèo, tiền đâu chữa bệnh, mẹ cho con về đi! - 09/01/2013 04:25