VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Mùa đông năm ngoái, cũng vào những ngày rét mướt như thế này, thằng con thứ 3 của ông bà đã ra đi. Ông bảo "thằng bé ngồi cạnh bếp rên hừ hừ, hết rên thì nó nằm yên bất động sau đó là nó đi... Cam chịu và đau đớn".
Qua những đoạn đường ngoằn nghèo của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình chúng tôi hỏi đường đến nhà ông Lường Văn Săng ở xóm Than, xã Tân Pheo. Trước khi chỉ đường những người dân vô tư ấy cũng "cố ý" khuyến mại thêm thông tin về hoàn cảnh đặc biệt gia đình ấy: Cảnh nhà ấy khổ lắm! Có mấy đứa con đều không biết nói, không biết đi, chỉ nằm và ăn. Không hiểu tật bệnh gì, nên trông rất sợ?!
Những mùa đông khắc nghiệt
Căn nhà ở trên một đoạn dốc treo leo, hôm nay cả nhà ông Săng có nhà. Nhà ông đang quây quần bên mâm cơm, có một đĩa cá mắm ở giữa. 2 đứa con hết ngọ ngậy rồi ngơ ngác, chúng đang chờ mẹ gắp cho từng con cá mắm.
Cũng bởi hôm nay nhà có cơm cá mắm để ăn nên ông Săng đã không ngượng ngùng với khách. Ông bảo: Nhà có cơm cá mắm ăn là đã tốt lắm rồi, có hôm chỉ là cơm trắng với gừng.
Thấy có khách lạ vào giữa trưa, ông Săng gác đũa ngồi kể chuyện: Tôi tham gia chiến tranh từ thời trẻ, đi khắp các miền Bắc - Trung - Nam, đi giữa những vùng bom đạn ác liệt nhưng may mắn là không hề bị thương. Thế nhưng khi về nhà với vợ, vợ tôi đẻ ra 3 đứa con nhìn khổ sở. Các cháu bị ảnh hưởng chất độc da cam do tôi mang về. Có chân thì chân teo đi, có miệng thì không biết nói... Các con hằng ngày chỉ ngồi lỳ một chỗ, chân tay thì cong queo, rúm ró.
Chỉ còn 2 đứa con ngây dại
Năm 2000 vợ tôi ốm nặng, nằm hơn 1 tháng trong nhà rồi đi mất. Tôi sống cảnh gà trống nuôi con, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi bước nữa. Cảnh sống của 4 bố con khi ấy thì quay quắt trong khốn khổ, nhà không ra nhà, không có tài sản, không có gạo ăn...
Hàng xóm có khuyên tôi lấy vợ để về có người chăm con, có người đi làm. Thật may là có bà này - Bà Lường Thị Giắng ưng về làm vợ tôi. Tôi lấy được bà ấy cách đây 5 năm, bà ấy là mẹ kế của 3 đứa con tôi.
Ngồi bên cạnh nhìn chồng, Bà Giắng gượng gạo: "Lấy chồng là "lấy cả" con chồng. Con bệnh như thế mình cũng phải thương hết mình chứ làm sao giờ?" Vợ chồng ông bà hằng ngày phải cắt cử nhau, người trông con và người đi làm.
Mùa đông năm ngoái, do thời tiết khắc nghiệt, con út của ông bà đã mất. Cả hai ông bà đều cúi mặt nói về đứa con này: Nhà khó quá, các con sống trong co cụm, đói rét rồi ngã bệnh. Nhà không có đồng nào nên không đưa cháu đi viện được... Hai vợ chồng tôi tự chăm cho con trong những ngày cuối đời rồi tiễn con đi.
Trong khó nghèo, con út của ông bà chết trong đói rét và không được cứu chữa tại bệnh viện.
Số phận đọa đầy, nín thở để sống
Giờ trong nhà còn 2 con là Lường Văn Hũ (1983) và Lường Thi Hoan (1989) lớn tuổi mà bệnh tật, mùa rét các con cứ ngẩn ngơ ngồi bên bếp lửa.
Trong bữa cơm hôm ấy, người mẹ kế ưu tiên gắp cho 2 đứa con chồng những miếng cá to nhất. Họ ăn vội vàng...
Không chăn, ít áo họ đang nín thở vì nghèo
Bà Giắng bảo, rét thế này nhưng sáng sáng bà vẫn đi lên rừng vác nứa, một buổi sáng kiếm được 13 nghìn, đủ mua gần hai lạng cá mắm làm thức ăn mặn cho những đứa con.
Ông Săng là người đi lính, đi về mang bệnh tật nhưng không hề nhận được trợ cấp từ chính quyền...Chính vì thế, ông Săng và Vợ dù vẫn thay phiên nhau đi làm thuê từng ngày để nuôi con. "Chúng tôi vẫn đang nín thở để sống" ông Săng tâm sự.
Mùa năm nay lúa nương không được mùa bởi mới trổ bông mà chuột đã cắn gẫy hết bông. Ngày thường trong nhà đã hết gạo ăn, không có chăn ấm, nói đến tết nhất lại càng xa vời...
Chúng tôi gặp gia đình ông Săng rồi sau đó tiếp tục chuyến công tác ở Hòa Bình. Mấy ngày công tác trên mảnh đất ấy, ám ảnh về sự lầm lũi trong nghèo khó của gia đình ông Săng không buông tha chúng tôi.
Cái Tết sắp đến rồi, nếu cảnh đìu hiu nghèo khổ này tiếp diễn, những con người như ông Săng, bà Giắng và 2 đứa con lại tiếp tục có một cái tết tủi hờn. Chúng tôi viết bài viết này với hi vọng bạn đọc chung tay chia sẻ với gia đình Ông Lường Văn Săng để ông và gia đình có một cái tết ấm.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Ông Lường Văn Săng (xóm Than xã Tân Pheo huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình)
Nguồn VietNamNet
Tin mới
- Cha nguy kịch trên giường bệnh, 4 con thơ nheo nhóc - 16/01/2013 04:04
- Người đàn ông ngồi xe lăn cắt tóc dạo - 15/01/2013 04:12
- Bức thư đẫm nước mắt của 2 chị em mồ côi - 14/01/2013 04:13
- Ai giúp cậu bé mồ côi cha mẹ, mù một mắt? - 13/01/2013 03:09
- Xót thương 3 cha con mang hình hài... của quỷ - 11/01/2013 04:25
Các tin khác
- Nhà mình nghèo, tiền đâu chữa bệnh, mẹ cho con về đi! - 09/01/2013 04:25
- Thương cụ bà 70 tuổi chăm cháu mồ côi trong bệnh viện - 08/01/2013 04:35
- “Cháu ước gì mình được… cắt lưỡi” - 07/01/2013 04:04
- Ai cho em đường sống ?!... - 05/01/2013 08:34
- Người mẹ khóc cạn nước mắt vì thương con - 02/01/2013 03:44