VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Ba mẹ ly dị từ khi em còn chưa kịp chào đời, tiếng gọi số phận oan nghiệt bắt em phải sống cảnh côi cút không một vòng tay chở che của đấng sinh thành. 17 năm có mặt trên cõi đời này, 10 năm bữa đói, bữa no đến trường tiếp nhận con chữ là chuỗi thời gian của quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Năm học nào cô học trò nhỏ cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi với những tấm giấy khen, bằng khen ghi nhận xứng đáng công sức em đã bỏ ra. Cô học trò đó là Dương Thị Ngân, lớp 11/5, trường THPT Đỗ Đăng Tuyển (xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam).
Số phận oan nghiệt bắt em phải sống cảnh côi cút không một vòng tay chở che của đấng sinh thành
Căn nhà nhỏ che chắn tạm bợ bằng những tấm tôn lợp bằng mái lá chông vênh của cô học trò nhỏ Dương Thị Ngân nằm sâu hoắm trong một con hẻm cụt duy chỉ có nhà của hai bà cháu, cỏ dại mọc um tùm chắn cả lối đi. Một bà lão mắt lờ mờ thấy loáng thoáng bóng chúng tôi từ ngoài vào liền lọ mọ chống chiếc gậy ra tận ngõ đánh tiếng: "Cô chú thông cảm, đường vào nhà lâu ngày không có ai phát quang, dọn cỏ nên cây dại mọc um tùm. Đợi cháu Ngân rỗi việc đồng áng cháu làm chứ tôi già cả rồi không còn sức nữa, mọi việc đều một tay cháu quán xuyến. Tội nghiệp mới vừa nghỉ hè xong là cháu đã lo bộn bề đủ thứ việc. Sáng thì đi làm cá bò, chiều ra vườn mần ruộng". Ngồi bắt chuyện với bà cụ hồi lâu hỏi ra mới biết bà là Nguyễn Thị Liên, bà nội của Ngân, người cưu mang em từ khi em mới lọt lòng mẹ. Nghe bà kể, ba mẹ Ngân bỏ nhau từ khi mẹ em mới mang bầu em 2 tháng tuổi, cha của em đã bỏ đi biền biệt không thấy trở về. Sinh em ra được 3 tháng tuổi thì mẹ cũng bước thêm bước nữa rồi khăn gói vô Sài Gòn lập nghiệp, bỏ lại em côi cút cùng bà nội già yếu. Thương cháu, bà Liên ngậm đắng nuốt cay nuôi em khôn lớn. "Ngày trước tôi đi làm vú em cho người ta tháng cũng được vài ba trăm ngàn nên cũng có đồng ra đồng vô. Tháng nào tôi cũng đặng giữ lại một ít cất làm tiết kiệm đến đầu năm học lại lấy ra sắm sách vở, quần áo cho cháu. Nhưng năm nào sách vở của cháu cũng đều do cháu tự kiếm lấy, vở thì cháu bảo nhận phần thưởng của trường, còn sách thì cháu đi mượn sách cũ của hàng xóm có con học xong để lại, nhiều khi thấy sách cháu học rách rưới, mục nát tôi nói để tôi mua sách mới học nhưng cháu nằng nặc không cho, cứ bảo bà để tiền phòng lúc bệnh tim tái phát mà mua thuốc".
12h trưa, Ngân mới đi học về. Thấy em vã mồ hôi lóc cóc đạp chiếc xe đạp cà tàng, tôi mới hỏi: "Sao hè em không đi học thêm chuẩn bị cho năm học sắp đến mà đi làm cực khổ đến xế trưa mới về?". Nghe xong em lau vội những giọt mồ hôi chảy trên đôi gò má sạm đen vì cháy nắng, em cười hiền: "Hè năm nào em cũng đi làm cá bò thuê cho người ta anh chị ạ, kiếm được đồng nào hay đồng đó chứ mười mấy năm qua nội đã khổ vì em nhiều rồi. Giờ nội đã già yếu không thể lo cho em như trước được nữa nên em phải học cách sống tự lập sau này còn phải tự nuôi thân và nuôi nội nữa". Nói xong em hồ hởi khoe về thành tích trong năm học lớp 10 vừa qua với chúng tôi rằng em vẫn duy trì danh hiệu học sinh giỏi như 9 năm trước em đã đạt được. Đặc biệt em cảm thấy hài lòng với 3 môn em đặc biệt yêu thích: Toán, Hóa và Sinh em đều đạt xấp xỉ 9 phẩy bởi em đã dành thời gian đầu tư cho ba môn học này rất nhiều với hy vọng sau này sẽ thi vào khối B của trường Y. Chia sẻ về dự định mang tính tương lai gần này, Ngân bộc bạch: "Trở thành bác sĩ là ước mơ em ấp ủ từ hồi còn bé. Em sẽ cố gắng học tốt hơn nữa để có thể biến ước mơ này thành sự thật, đến lúc đó em sẽ tự khám và chữa bệnh cho nội". Nói về cô học trò "cưng" của mình, cô Đỗ Thị Mai, giáo viên chủ nhiệm của Ngân cho biết: "Ngân là một học trò rất ngoan và học giỏi. Em học tốt tất cả các môn đặc biệt là các môn tự nhiên. Em quả thực là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó học giỏi cho học sinh trong trường noi theo".
Chia tay Ngân và người bà tận tụy nuôi dưỡng em suốt mười mấy năm qua, chúng tôi thầm cầu chúc cho cuộc sống của hai bà cháu sẽ tốt đẹp hơn, mong rằng ước mơ trở thành bác sĩ của cô học trò nghèo côi cút học giỏi sẽ trở thành hiện thực.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Em Dương Thị Ngân, đội 4, thôn Bình Tây, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Theo Thanh Ba (NĐĐS)
Tin mới
- “Tôi mong có một đôi chân giả để đỡ đần vợ con” - 07/11/2012 03:49
- “Bố mẹ biết lấy tiền đâu để mổ tim cho con?” - 18/10/2012 07:40
- Cụ ông 70 tuổi vẫn phải bổ củi cứu vợ - 11/10/2012 01:10
- Rơi từ tầng 3 nam thanh niên đếm sự sống từng ngày - 10/10/2012 00:52
- Hãy chia sẻ khó khăn với người đàn bà mù - 09/10/2012 00:51
Các tin khác
- Nỗi đau của hai đứa trẻ mắc bệnh lạ - 04/10/2012 03:23
- Xót xa cậu sinh viên đi làm thêm bị té từ lầu 2 - 03/10/2012 04:20
- Xót thương cậu bé bị vảy nến thể mủ - 02/10/2012 04:20
- Nỗi đau người mẹ nghèo nuôi đứa con mang 2 căn bệnh ung thư - 01/10/2012 00:08
- Nỗi cơ cực của 7 chị em người đồng bào Bana - 28/09/2012 01:55