VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Sinh ra là một cậu bé bình thường nhưng cuộc sống của em bị rẽ sang lối khác khi đến năm học lớp 7 thì phát bệnh vảy nến thể mủ. Toàn thân phù nề, đỏ ửng, da bong tróc vảy và những cơn sốt kéo dài khiến em phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Cậu bé đáng thương đó là Nguyễn Mạnh Hoàng (sinh năm 1999) ở số nhà 48A, phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Bốn năm đi viện với phác đồ điều trị tích cực, Hoàng trở thành bệnh nhân "đặc biệt" ở bệnh viện Da liễu quốc gia và bệnh viện Y Học cổ truyền TW. Nhìn cậu bé toàn thân phù nề, đỏ như quả gấc lúc nào cũng nằm co quắp trên giường bệnh, các bác sĩ trong khoa ai cũng thương nên thường xuyên đến hỏi chuyện để em đỡ buồn. Biết mọi người lo cho mình nhiều lắm nhưng Hoàng toàn nằm úp mặt vào tường bởi tự ti vì cái hình hài xấu xí chẳng giống ai.
Bị vảy nến thể mủ đã 4 năm nay khiến Hoàng gần như lúc nào cũng phải nằm trên giường bệnh
Bố của em là anh Nguyễn Ngọc Chiến cho biết : Từ khi sinh ra con hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu gì của bệnh tật. Đến đầu năm học lớp 7 ở vùng ngực của cháu xuất hiện một đám da đỏ lên như con rôm chín kèm theo đó là những cơn sốt liên miên và gia đình đã cho đến bệnh viện khám. Đầu tiên Hoàng nằm ở Bệnh viện da liễu quốc gia 7 tháng và được các bác sĩ chuẩn đoán bị vảy nến thể mủ sau đó chuyển sang Viện y học cổ truyền TW từ đó đến bây giờ.
Toàn thân em bị phù nề, ửng đỏ và có mủ
So với những bệnh nhân bị vảy nến thông thường, thể bệnh của Hoàng là nặng nhất bởi nó kèm theo mủ toàn thân. Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa, Khoa da liễu, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho chúng tôi biết: "Bệnh nhân Hoàng gặp nhiều biến chứng như tăng tiểu cầu, tăng áp lực tim. Đặc biệt phần da bị phù nề và thiếu dinh dưỡng trầm trọng nên thời gian điều trị sẽ phải kéo dài và tốn kém".
Thương cậu bé Hoàng không được đi học, lại không nói, không cười bởi em tự biết mình "xấu lắm" nhưng các bác sĩ ở đây còn thấy ái ngại nhiều hơn bởi hoàn cảnh gia đình em quá khó khăn. Anh Chiến với tiệm cắt tóc nho nhỏ nơi đầu ngõ chỉ đủ thêm thắt để vợ đi chợ. Còn chị Trần Thị Tuyết Mai với thu nhập bếp bênh từ việc đi may thuê không đủ trang trải tiền cho con mỗi lần đi viện.
Tâm sự với anh Chiến, tôi còn biết thêm hiện tại anh chị mới chỉ có một mình Hoàng và có lẽ sẽ không sinh tiếp bởi cả hai vợ chồng đều quá nghèo. Cuộc sống chật vật khiến cả nhà lúc nào cũng lao đao bởi phải chạy từng đồng cho con đi viện, nhưng anh chị không bỏ cuộc bởi : "Nhìn con nằm đó, vợ chồng tôi đau xót lắm. 4 năm đi viện, chúng tôi đã vay đủ mọi nơi rồi, bây giờ thì kiệt quệ không còn biết bấu víu vào ai nữa nhưng đành lòng sao được để con như thế hả cô?" – anh Chiến cho biết.
Phần đầu cũng bị đóng vảy
Tình cảnh gia đình anh Chiến cũng khiến các bác sĩ trong bệnh viện phải cảm phục bởi tấm lòng yêu con và kiên trì chạy chữa đến ngày hôm nay. Bác sĩ cho biết : "Hoàng bị bệnh đã lâu và phải điều trị liên tục trong bệnh viện. Nhìn bố mẹ cháu thật thà chân chất và cũng không có tiền nhưng lúc nào cũng hết lòng với chăm sóc con. Từ việc đun nước tắm cho con từ nhà rồi mang sang viện và tập cho con đi ở hành lang bệnh viện, bố mẹ cháu đều rất ân cần và kiên trì. Tình cảm gia đình của cháu Hoàng khiến chúng tôi rất cảm động"
Hiện tại gia đình anh Chiến đã lâm vào bước đường cùng khi không còn cách nào có tiền để chữa tiếp cho con mà "Tình trạng của Hoàng đang có dấu hiệu tiến triển tốt". Bác sĩ Nghĩa cung cấp : So với những ngày đầu điều trị, hiện tại bệnh của Hoàng chỉ còn 30% và nếu được chăm sóc, điều trị và sử dụng thuốc tốt thì em sẽ có dấu hiệu tốt hơn và có khả năng sẽ về đi học được bình thường.
Bố mẹ kiệt quệ lắm nhưng Hoàng còn muốn được chữa bệnh để trở về đi học cùng các bạn
4 năm chờ đợi một ngày con có thể đi lại được bình thường và đến trường cùng các bạn nhưng gia đình đã hoàn toàn suy kiệt. Cậu bé Hoàng vẫn nằm trên giường bệnh nhưng em còn hi vọng nhiều lắm sẽ được tiếp tục chữa bệnh. Và anh Chiến, chị Mai vẫn cứ ngóng chờ một phép màu sẽ đến với đứa con trai duy nhất để cho con tìm lại được nụ cười mà mấy năm qua đánh mất.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:Anh Nguyễn Ngọc Chiến và chị Trần Thị Tuyết Mai (số nhà 48A, phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội). ĐT: 01266.182.448
Theo Dân Trí
Tin mới
- Rơi từ tầng 3 nam thanh niên đếm sự sống từng ngày - 10/10/2012 00:52
- Hãy chia sẻ khó khăn với người đàn bà mù - 09/10/2012 00:51
- Cô học trò côi cút, 10 năm bữa đói, bữa no, đến trường - 05/10/2012 06:21
- Nỗi đau của hai đứa trẻ mắc bệnh lạ - 04/10/2012 03:23
- Xót xa cậu sinh viên đi làm thêm bị té từ lầu 2 - 03/10/2012 04:20
Các tin khác
- Nỗi đau người mẹ nghèo nuôi đứa con mang 2 căn bệnh ung thư - 01/10/2012 00:08
- Nỗi cơ cực của 7 chị em người đồng bào Bana - 28/09/2012 01:55
- Hãy giúp Trang thực hiện ước mơ làm cô giáo - 26/09/2012 00:13
- Tiếng sáo xé lòng của chàng sinh viên Học viện âm nhạc Quốc gia - 21/09/2012 04:19
- Bố mất, mẹ ung thư giai đoạn cuối, 3 đứa trẻ sống trong đói khát - 19/09/2012 00:58