VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...“Chính sách tín dụng là một trụ cột quan trọng, điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo, góp phần giải quyết một số vấn đề thiết yếu trong cuộc sống cho người nghèo, đối tượng chính sách; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện tại các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững”. Đó là đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2022 ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hình minh họa
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 khoá VII (1992), Đảng ta đề ra chủ trương: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”. Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, động viên được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, góp phần đáng kể giảm số hộ nghèo, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, cụ thể hóa quy định của Luật các Tổ chức tín dụng về phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đặc biệt, là Chỉ thị số 40-CT/TW ra ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, NHCSXH đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời, xây dựng tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên... NHCSXH cũng đã phối hợp với chính quyền cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng, quản lý 168.624 Tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay nối dài”, cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn. Đây là sản phẩm sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện thành công chính sách tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác. Hoạt động giao dịch tại 10.435 Điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước được tổ chức nề nếp, hiệu quả với phương thức “giao dịch tại nhà; thu nợ, giải ngân tại xã” là hoạt động đặc trưng, riêng có của NHCSXH.
Đến nay có thể khẳng định, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào cuộc sống; là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Trong 20 năm qua, với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, NHCSXH đã tập trung huy động được nguồn lực lớn để cho vay, tạo điều kiện giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay trên 830 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến 30/11/2022 đạt gần 280 nghìn tỷ đồng với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 99.810 tỷ đồng, chiếm 35,7%, với gần 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 30.494 tỷ đồng, chiếm 10,9%, với gần 590 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 69.175 tỷ đồng, chiếm 24,7% với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.
Ngoài chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, còn có các chính sách cho vay vốn để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, để giảm nghèo, tín dụng chính sách còn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với doanh số cho vay gần 18 nghìn tỷ đồng cho gần 280 nghìn lượt khách hàng. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội luôn được duy trì, củng cố, nâng cao, đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm từ 13,75%/tổng dư nợ (khi nhận bàn giao) xuống còn 0,67%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,26%/tổng dư nợ (thời điểm 30/11/2022).
20 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động, hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học, giúp mua hơn 84 nghìn máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hỗ trợ vốn mua/thuê mua hơn 29,7 nghìn căn nhà ở xã hội, gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016-2021 từ 9,88% xuống 2,23%.
Với những thành tích đạt được trong triển khai chính sách tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trong 20 năm qua, NHCSXH đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao quý: Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2004; tặng Cờ thi đua của Chính phủ các năm 2006, 2008, 2010, 2011, 2014, 2015, 2016, 2017 và năm 2018; Chủ tịch nước tặng thưởng: Huân chương Độc lậphạng Ba năm 2008, hạng Nhì năm 2013; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2006, hạng Nhất năm 2017. Năm 2020, NHCSXH vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Hiện nay NHCSXH chưa có nguồn vốn dành riêng để cho vay đối với người khuyết tật và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật để phát triển kinh tế. Những năm qua, NHCSXH đã cho các đối tượng này vay vốn thông qua Quỹ quốc gia về việc làm và Dự án “Mở rộng tiếp cận tài chính cho người khuyết tật - Tài trợ quy mô nhỏ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng, phục vụ hoặc do khuyết tật làm chủ” do Quỹ Nippon của Nhật Bản tài trợ. Tổng dư nợ của cả chương trình đến ngày 31/10/2022 đạt 56,713 tỷ đồng với hơn 1.252 ngàn khách hàng còn dư nợ.
Riêng đối với đối tượng vay vốn là người khuyết tật, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật thì dư nợ đến ngày 31/12/2022 đạt hơn 99.638 triệu đồng với 3.441 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, người khuyết tật vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm chủ yếu là người mù vay vốn qua Quỹ quốc gia về việc làm do Hội Người mù Việt Nam quản lý, đến nay dư nợ của Hội Người mù đạt hơn 53 tỷ đồng, với gần 3 nghìn hộ vay còn dư nợ, đã hỗ trợ hàng ngàn lao động là người mù có việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm, nâng cao thu nhập cho người mù. Về chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn là 228 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,24% trên tổng dư nợ cho vay người khuyết tật.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Đề xuất tăng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng - 27/03/2023 06:45
- Đề xuất vợ sinh con, lao động nam được hưởng trợ cấp thai sản - 20/03/2023 03:10
- Nâng cấp ứng dụng VssID, thêm tính năng góp phần đảm bảo quyền lợi người lao động - 16/03/2023 23:37
- BHXH Việt Nam chỉ đạo triển khai quyết liệt đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh BHYT - 03/03/2023 01:58
- CẢI TẠO VƯỜN TẠP, PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở XÃ NIÊM TÒNG ( HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG) - 02/03/2023 08:00
Các tin khác
- Tăng tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 - 21/02/2023 03:49
- Thủ tục khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế năm 2023 người dân cần biết - 20/02/2023 06:29
- Chi tiết mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 - 13/02/2023 10:39
- Giúp đồng bào dân tộc nhanh chóng thoát nghèo - 31/01/2023 10:34
- Đào tạo nghề gắn với thế mạnh địa phương để giảm nghèo bền vững - 13/12/2022 22:13