VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Cùng với Cao Bằng và Điện Biên , Hà Giang là một trong 3 tỉnh có số huyện nghèo cao nhất cả nước (7 huyện) trong đó Mèo Vạc là huyện biên giới, rất khó khăn. Riêng ở xã Niêm Tòng, một xã cách trung tâm huyện 37 km, cái nghèo dường như hiển hiện rõ hơn.
Từ mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế vườn hộ, đã tạo đà phát triển sinh kế,
giúp các hộ nghèo xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có cơ hội giảm nghèo bền vững.
Niêm Tòng có tổng diện tích tự nhiên 3.079 ha thuộc địa hình đồi núi với 2 mùa khí hậu rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau rất khắc nghiệt, khô, hanh, nhiều ngày rét đậm, rét hại, sương muối. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 nhưng phân bố không đều trong các tháng, các tiểu vùng. Hệ thống thủy lợi tưới tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân chưa nhiều, dẫn đến năng suất cây trồng không cao, thu nhập bình quân đầu người rất thấp. Xã có 1.061 hộ với 6.021 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo chiếm tới 811 hộ với 4.624 khẩu (chiếm 76,44%) và 85 hộ cận nghèo (chiếm 8,01%). Như vậy, hộ nghèo và cận nghèo ở Niêm Tòng chiếm tới 84,45%.
Trong điều kiện như vậy, cấp ủy, chính quyền và người dân Niêm Tòng đã phải rất nỗ lực tìm tòi nhiều cách thức khác nhau để phát triển kinh tế, thực hiện giảm nghèo bền vững. Một trong những nỗ lưc đó là việc tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 1/12/2020 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Hà Giang về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững. Đảng ủy xã đã ban hành Quyết định số 36-QĐ/ĐU ngày 21/1/2021 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết trên địa bàn xã giai đoạn 2021-2025, xây dựng Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo, quyết định phân công các Đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phụ trách, ban hành các Kế hoạch công tác cụ thể để thực hiện theo từng năm. Xã tổ chức Hội nghị và Lễ phát động ra quân cải tạo vườn tạp chính thức triển khai toàn bộ các Văn bản, Kế hoạch này.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội động viên, tặng áo ấm, quà Tết cho các hộ nghèo xã Niêm Tòng
Trên cơ sở các định hướng trên, năm 2021, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Niêm Tòng đã thường xuyên chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng, khuyến khích các hộ nhân dân tham gia thực hiện Chương trình. Trong đó, đã tổ chức được 60 buổi tuyên truyền với 625 lượt người tham dự; 10 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 180 người. Năm 2021, năm đầu tiên triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân xã đã lựa chọn 5 hộ nghèo đăng ký tham gia và năm 2022 vận động thêm 10 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã nâng tổng số hộ tham gia lên thành 15 hộ. Hiện nay cả 15 hộ đã được vay vốn (trong đó 14 hộ vay theo nguồn vốn của Chương trình và 1 hộ vay theo nguồn vốn ưu đãi để làm nhà ở) với hạn mức 30 triệu đồng/1 hộ (thời hạn vay là 30 tháng, lãi suất 0%) để thực hiện các hạng mục theo Kế hoạch mà từng hộ đã chủ động xây dựng và đăng ký. Tổng diện tích đất vườn của 15 hộ này là 172.694 m2. Các hộ đều đã trồng được các loại cây ăn quả, rau xanh, xây hố ủ phân xanh, mua con giống vật nuôi về nuôi bước đầu có kết quả tốt. UBND xã giao Phó chủ tịch UBND xã chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các cán bộ phụ trách thôn trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn từng hộ thực hiện cải tạo vườn, tổ chức được 8 buổi Ngày thứ bẩy lao động giúp đỡ các gia đình cải tạo vườn tạp với 321 lượt người tham gia, trong đó có cả Tổ công tác huyện phụ trách xã). Cán bộ chuyên môn đã lập và treo các sơ đồ thực hiện Chương trình (Dự án) tại từng hộ để mỗi hộ căn cứ vào đó thực hiện các hạng mục theo đúng tiến độ. Đánh giá bước đầu, Ban chỉ đạo xác định các hộ đều đã xây dựng Kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khả thi, phù hợp với điều kiện, địa hình, diện tích vườn… từng gia đình. Nguồn vốn vay được các hộ sử dụng đúng mục đích theo thuyết minh Dự án; chủ yếu là để mua cây giống, con giống, mua vật liệu để xây dựng, sửa chữa chuồng trại, hố gom ủ phân và vật tư nông nghiệp… Tổng số tiền từ nguồn vốn vay đã sử dụng là 429 triệu bao gồm mua gia súc, gia cầm 215 triêu, mua vật liệu xây dựng, phân bón là 128 triệu, mua giống cây 86 triệu. Đến nay, mới qua một thời gian ngắn triển khai, các hộ đã có thu nhập bước đầu từ bán các sản phẩm rau đậu, lương thực, gia súc, gia cầm, thủy sản. Để hỗ trợ, Ủy ban nhân dân xã cũng vận động, hướng dẫn để các bếp ăn bán trú trên địa bàn thu mua, tiêu thụ các sản phẩm này. Đặc biệt, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, Hội đồng nhân dân xã đã ban hành các Nghị quyết về phân bổ ngân sách xã rất kịp thời và năm 2021 tiến hành giám sát tại 3 hộ, năm 2022 giám sát tại 5 hộ thực hiện Chương trình. Đồng thời, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã cũng gắn kết việc thực hiện Chương trình với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác, các nguồn vốn khác thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2026; Chương trình Xây dựng Nông thôn mới; Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển Dân tộc và Miền núi…ở trên địa bàn.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội (người đứng thứ 6, hàng hai nhìn từ trái sang); bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang (người đứng thứ 5, hàng hai nhìn từ trái sang), đại diện Sở LĐTBXH tỉnh Hà Giang và các nhà tài trợ trao tặng nhu yếu phẩm cho các hộ nghèo xã Niêm Tòng.
Trong thời gian tới, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể sẽ tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng vốn vay nhằm đạt hiệu quả cao nhất; kiểm tra, đánh giá chất lương theo các tiêu chí của Dự án đối với các khu vườn đang được cải tạo; tăng cường hỗ trợ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi để người dân áp dụng ngay vào sản xuất. Từ thực tế triển khai thực hiện Dự án, xã cũng đã đề nghị huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nâng mức vốn vay cho các hộ tham gia Dự án này, mở rộng quy mô trong năm 2023 và những năm sau để góp phần nâng cao hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Đề xuất 2 phương án nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công - 14/04/2023 01:18
- Đề xuất tăng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng - 27/03/2023 06:45
- Đề xuất vợ sinh con, lao động nam được hưởng trợ cấp thai sản - 20/03/2023 03:10
- Nâng cấp ứng dụng VssID, thêm tính năng góp phần đảm bảo quyền lợi người lao động - 16/03/2023 23:37
- BHXH Việt Nam chỉ đạo triển khai quyết liệt đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh BHYT - 03/03/2023 01:58
Các tin khác
- Tín dụng chính sách xã hội “điểm sáng” trong chính sách giảm nghèo - 01/03/2023 09:00
- Tăng tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 - 21/02/2023 03:49
- Thủ tục khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế năm 2023 người dân cần biết - 20/02/2023 06:29
- Chi tiết mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 - 13/02/2023 10:39
- Giúp đồng bào dân tộc nhanh chóng thoát nghèo - 31/01/2023 10:34