Nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Dương phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh vận động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí để xây dựng và triển khai các mô hình sinh kế hiệu quả gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo. Trong đó, mô hình “Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2018 -2022 được Hội tập trung nguồn lực, thực hiện thí điểm khá thành công và thu được nhiều kết quả tích cực.
Đổi mới, linh hoạt trong phương thức dạy nghề, tạo việc làm
Mô hình “Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2018-2022 hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững lần đầu tiên được thực hiện tại Bình Dương. Phương châm của mô hình là đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người nghèo, đảm bảo khả năng tiếp cận chính sách cao nhất cho các đối tượng, hộ nghèo; phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội, cộng đồng cho công tác giảm nghèo; khắc phục rào cản về hành chính trong thực hiện chính sách giảm nghèo; đơn giản, thiết thực, dễ thực hiện, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng, hộ nghèo; đảm bảo công bằng, công khai minh bạch đồng thời phát huy sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và sát hợp thực tiễn của các đoàn thể, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương ở cơ sở, nâng cao ý thức của người nghèo, hướng đến tính bền vững trong công tác giảm nghèo. Trong đó, phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội, cộng đồng cho công tác giảm nghèo, khắc phục rào cản về hành chính trong thực hiện chính sách giảm nghèo, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng, hộ nghèo đồng thời phát huy sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và sát hợp thực tiễn của các đoàn thể, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương ở cơ sở, nâng cao ý thức của người nghèo, hướng đến tính bền vững trong công tác giảm nghèo.
Hỗ trợ mô hình thực hiện đào tạo theo từng trường hợp riêng lẻ
Đối tượng tham gia mô hình là thành viên hộ nghèo, cận nghèo còn khả năng lao động, không giới hạn độ tuổi, có nhu cầu học nghề, tự nguyện tham gia và được chính quyền địa phương, đoàn thể thẩm định, giới thiệu. Mô hình thực hiện đào tạo theo từng trường hợp riêng lẻ (không yêu cầu số lượng học viên tối thiểu và các ràng buộc khác để có quyết định thành lập khóa học). Điểm nổi bật của mô hình này là không giới hạn về ngành nghề đào tạo, không bắt buộc cấp chứng chỉ học nghề mà quan trọng là có nghề, làm được nghề sau quá trình học. Các cơ sở dạy nghề, cơ sở kinh doanh, các cá nhân, hộ gia đình có khả năng và nhu cầu đào tạo đều có thể tham gia. Học viên có thể chọn bất kỳ ngành nghề nào phù hợp với nguyện vọng, điều kiện thực tế và khả năng có việc làm sau học nghề.
Một điểm mới nữa trong phương thức thực hiện mô hình này là người học nghề được chủ động tìm cơ sở dạy nghề phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình, hoặc Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã giới thiệu các cơ sở dạy nghề có uy tín, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể (kể cả các hộ, cá nhân không đăng ký kinh doanh) trên địa bàn, có khả năng truyền đạt, hướng dẫn cho người học nghề theo hình thức thực hành ngay tại cở sở sản xuất, kinh doanh.
Cần tiếp tục phát huy, nhân rộng
Với mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/người/khóa học và kinh phí sau học nghề (ưu tiên học viên khó khăn hơn) tối đa 6 triệu đồng/người, từ năm 2018, mô hình “Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng” được thí điểm đầu tiên tại huyện Dầu Tiếng, dần nhân rộng ra các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau gần 4 năm thực hiện, đến nay đã có 57 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật tham gia học nghề theo mô hình này với tổng kinh phí hỗ trợ học nghề là 530 triệu đồng. Sau học nghề, căn cứ đề nghị của các huyện thị, thành Hội, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Dương đã phối hợp xem xét hỗ trợ cấp phương tiện sản xuất cho 13 người hành nghề tại cộng đồng như: trang cấp máy may công nghiệp, máy vắt sổ, dụng cụ làm mộc, dụng cụ làm bánh tráng, 02 xe 3 bánh làm phương tiện đi lại cho lao động người khuyết tật… với kinh phí 108,6 triệu đồng.
Các học viên được tập huấn và hướng dẫn nghề nghiệp
Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, Mô hình “Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng” đã góp phần giúp một bộ phận hộ nghèo tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo, đồng thời thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong vận động nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo. Ngoài chi phí dạy nghề theo hướng dẫn, các địa phương chủ động vận động, thương lượng với các đơn vị dạy nghề, hỗ trợ, miễn giảm chi phí cho đối tượng học nghề trên tinh thần “tương thân tương ái”, sự chung tay của cộng đồng vì người nghèo. Chính vì vậy, mô hình này đạt được sự hỗ trợ tài chính tốt nhất từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh.
Để tiếp tục hiện tốt và nhân rộng mô hình “Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng”, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương bên cạnh việc thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, các Hội từ thiện xã hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo, cần đưa mô hình “Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng” vào nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh, mở rộng đối tượng được hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm đồng thời, tăng mức hỗ trợ học phí, chi phí ăn, ở, đi lại, kinh phí hỗ trợ sinh kế sau học nghề để tạo điều kiện cho người học nghề được hành nghề mình đã học. Cùng với đó, cần đảm bảo việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong công tác giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh./.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Trao tặng 61 xe lăn cho người khuyết tật vận động quận Kiến An, Hải Phòng - 13/04/2023 00:32
- Tỉnh Hội Bắc Giang: Trao 4 suất học bổng cho học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn - 12/04/2023 14:18
- Tỉnh Hội Hậu Giang: 370 bệnh nhân nghèo được khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí - 12/04/2023 13:26
- Tỉnh Hội Vĩnh Long trao tặng23 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật vận động - 12/04/2023 08:37
- Cùng UpRace 2022 trao 25 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn huyện Tân Sơn, Phú Thọ - 11/04/2023 03:25
Các tin khác
- Trao 200 triệu đồng hỗ trợ cho người khuyết tật, trẻ mồ côi tỉnh Tiền Giang - 08/04/2023 07:17
- Giải golf “Doanh nhân Tấm lòng vàng” dành tặng 12 máy tính cho người khuyết tật - 07/04/2023 00:47
- Đại hội đại biểu Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Hà Tĩnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 - 31/03/2023 06:24
- Trao 50 suất học bổng cho học sinh mồ côi, khuyết tật và học sinh nghèo tỉnh Hà Giang - 31/03/2023 04:07
- Tỉnh Hội Phú Thọ thăm hỏi, tặng quà tại Trung tâm Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ - 31/03/2023 03:44