Nhìn - Picturing Autism Vietnam là triển lãm trưng bày bộ ảnh về người tự kỷ của Debbie Rasiel, nhiếp ảnh gia và cũng là một người mẹ có con tự kỷ, ra đời như cầu nối giữa hai thế giới: nghệ thuật và tự kỷ.
Trong những năm gần đây, rối loạn phổ tự kỷ hay còn gọi là tự kỷ đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản đối với việc hòa nhập cộng đồng và đảm bảo quyền lợi bình đẳng dành cho người tự kỷ. Một trong số những rào cản đó đến từ việc cộng đồng chưa có những nhìn nhận đúng đắn, thậm chí có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với tự kỷ nói riêng và các dạng khuyết tật phát triển nói chung.
Debbie Rasiel – nhiếp ảnh gia và cũng là một người mẹ có con bị mắc tự kỷ, đã đặt chân đến nhiều đất nước trên thế giới để ghi lại những trải nghiệm về tự kỷ trong nhiều bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế khác nhau.
Nằm trong điểm dừng chân thứ sáu của hành trình, triển lãm Nhìn – Picturing Autism Vietnam nằm trong dự án Picturing Autism, lần đầu tiên trưng bày những bức chân dung khổ lớn về người tự kỷ và gia đình, được chụp tại các gia đình ở ba thành phố Hạ Long, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các bức ảnh chụp tại Iceland, Hoa Kỳ, Peru...
Triển lãmNhìn là điểm dừng chân thứ 6 của dự án Picturing Autism
Bà chia sẻ: “Thực hiện dự án này đối với tôi là một việc gặp khá nhiều khó khăn. Với những gia đình tôi đến thăm, tôi đã dành phần nhiều thời gian để trò chuyện với họ hơn là thời gian để chụp ảnh. Tôi muốn họ cảm nhận rằng họ thực sự được chia sẻ, thấu hiểu chứ không phải là những đối tượng được tôi chụp ảnh.”
“ Bởi vậy, một trong những nguyên tắc làm việc của tôi đó là luôn luôn cho các gia đình xem tất cả những bức ảnh tôi chụp về họ. Nếu có những khoảnh khắc nào họ không muốn thì họ có thể nói với tôi và tôi sẽ xóa đi. Bởi vì tôi nghĩ vai trò của một người mẹ sẽ luôn đặt lên trước tư cách của một người nhiếp ảnh”
Triển lãm Nhìn – Picturing Autism Vietnam mong muốn mang đến cho người xem có cơ hội được “Nhìn” và thấu hiểu cuộc sống của những người tự kỷ, các cung bậc cảm xúc và những thử thách mà họ đang phải trải qua. Việc chúng ta tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp người tự kỷ hòa nhập với cuộc sống.
Lớp học dành cho trẻ tự kỷ ở Hạ Long
Hai mẹ con, TP.Hồ Chí Minh
Hai mẹ con, Hạ Long
Hạ Long
Thành phố Hồ Chí Minh
Một gia đình ở Hạ Long
Limo, Peru
Cuzco, Peru
Lima, Peru
Iceland
Hoa Kỳ
Bức ảnh chụp tại Indonesia
Một em nhỏ đang đứng xem ảnh về những người bạn giống em.
Em Nguyễn Trung Hiếu, 17 tuổi, đang trò chuyện với mẹ về bức ảnh chụp chính em.
Triển lãm thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.
Ở Việt Nam, nhận thức về tự kỷ vẫn còn hạn chế. "Tôi thật sự rất buồn khi chứng kiến quá nhiều trẻ em phải ở trong nhà và không có cơ hội được đi học. Đó là những đứa trẻ rất thông minh nững kỹ năng của các em vẫn chưa được phát triển. Rất nhiều em có tài năng, một số đã được phát triển, một số thì chưa. Tôi thấy vinh dự vì đã được gặp họ và tôi rất vui vì có cơ hội giới thiệu họ với các bạn.
Triển lãm Nhìn - Picturing Autism Vietnam diễn ra từ ngày 26/3 đến ngày 09/4/2016, tại tầng 5, Bảo tàng Phụ nữ, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tin mới
- Hỗ trợ sinh viên khuyết tật tiếp cận giáo dục đại học - 28/04/2016 06:36
- Người điếc câm đang bị lãng quên? - 28/04/2016 06:20
- Chăm lo cho người khuyết tật - 27/04/2016 09:33
- Phát huy vai trò người đại biểu nhân dân trong công tác xã hội, từ thiện - 04/04/2016 02:59
- Thiết bị vượt địa hình cho người khuyết tật thắng giải cuộc thi KHKT - 29/03/2016 11:04
Các tin khác
- Bảo hiểm y tế "lơ" người khuyết tật - 29/03/2016 07:27
- Công nghệ thông tin với người khuyết tật: Cơ hội thay đổi cuộc sống - 22/03/2016 03:44
- Diễn đàn “Đối thoại chính sách về Bình đẳng giới” - 08/03/2016 03:53
- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong cơ quan dân cử - 29/02/2016 07:55
- “Hành trình cuộc sống” sẽ trao tặng hơn 1.000 xe đạp cho trẻ em nghèo - 26/02/2016 03:35