Tại dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất chính sách hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
Ảnh minh họa
1- Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí để điều trị bệnh nghề nghiệp phải được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ khi có hợp đồng lao động với người lao động.
2- Người lao động được xác định bị bệnh nghề nghiệp bởi cơ sở y tế đủ điều kiện.
Mức hỗ trợ điều trị bệnh nghề nghiệp
Theo dự thảo, mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp tối đa bằng 10 lần mức lương cơ sở/người. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo biểu giá điều trị bệnh nghề nghiệp thực tế của từng bệnh, bằng 50% phần kinh phí thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.
Đối với kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động chi trả.
Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động nộp hồ sơ bao gồm: 1- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 2- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp (Trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở điều trị thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp); 3- Các chứng từ chứng minh chi phí điều trị bệnh nghề nghiệp.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người sử dụng lao động.
Khoản 1, Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ: Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. |
Nguồn: Molisa.gov.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Bảo đảm mọi người dân đều có Tết - 27/01/2016 05:05
- Nâng cao nhận thức giúp giải quyết các vấn đề về NKT - 20/01/2016 05:43
- Dự án chăm sóc y tế và đào tạo phục hồi chức năng cho NKT Việt Nam của USAID - 20/01/2016 05:34
- Chương trình giao lưu nghệ thuật “Mùa xuân cho em” lần thứ 9 - 18/01/2016 05:49
- Sử dụng lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc phải theo điều kiện nghiêm ngặt - 15/01/2016 10:03
Các tin khác
- Đảm bảo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động - 12/01/2016 08:50
- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề lao động bị tai nạn LĐ - 12/01/2016 08:44
- Nghiên cứu nhận thức về quyền bầu cử, ứng cử của NKT - 08/01/2016 03:37
- Dịch vụ phục hồi chức năng lao động cho NKT - 08/01/2016 03:31
- Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của NKT - 08/01/2016 03:26