Tại Hội nghị Diễn đàn người khuyết tật khu vực châu á - Thái Bình Dương (tháng 11/2014) được tổ chức tại Hà Nội, bài phát biểu của anh Seung-Joon Ahn - đại diện thanh niên khuyết tật Hàn Quốc - đã gây xúc động mạnh mẽ với các đại biểu. Câu chuyện về hành trình chấp nhận, vươn lên và vượt qua những khó khăn của một người bị mất đi thị lực của anh đã một lần nữa khẳng định cuộc sống của những người khuyết tật biết vượt lên hoàn cảnh sẽ "tập trung vào sức mạnh và khả năng chứ không phải khuyết tật của bản thân
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả, một gia đình có thể đảm bảo cho tôi một tuổi thơ hạnh phúc. Tôi là tâm điểm yêu thương của mọi người và được phép làm bất cứ điều gì mình thích. Tôi từng được biết đến như một "thiên tài" bởi ở tuổi lên 5 tôi đã chơi violin cũng như học tiếng Trung Quốc rất tốt. Tôi luôn là học trò giỏi nhất trong lớp mình. Tôi, nếu không phải đứng thứ nhất, cũng luôn luôn nắm giữ vị trí thứ hai trong các cuộc thi về toán học quốc tế. Thâm chí, nhờ kết quả học tập của mình, tôi được chọn vào một đội bóng đá, dù thực tế, tôi nghĩ mình chạy không đủ nhanh.
Khi ấy, dường như cả thế giới này là dành cho tôi vậy!
Vào một ngày nọ trong kỳ nghỉ đông năm cuối cấp tiểu học, tôi có một cuộc tiểu phẫu. Trái lại với những chẩn đoán đầu tiên của bác sĩ, nó không đơn giản chỉ là một cuộc tiểu phẫu mà nghiêm trọng hơn rất nhiều. Thông điệp được cho là đáng hy vọng duy nhất lúc bấy giờ là tôi có thể sống thêm ba ngày nữa!
Tôi được cho ra viện. Bệnh viện đã từ chối tiếp nhận tôi.
Ngày đó, thầy giáo của tôi đã đến bệnh viện thăm tôi. Trong tay thầy là huy chương giải Nhất của cuộc thi Toán học quốc tế, một giấc mơ mà tôi luôn luôn muốn đạt được.
Với tất cả chúng tôi, huy chương đó không là gì cả. Lúc đó nó không là gì ngoài một mảnh kim loại.
Đó có lẽ là ngày duy nhất tôi cảm thấy tôi đã mất tất cả. Tôi đã thử bất cứ cách nào để có thể kéo dài cuộc sống của tôi. Chúng tôi tìm đến những bác sĩ nổi tiếng trong nước và ngoài sức tưởng tượng, tôi thậm chí còn ăn những thức ăn được cho rằng là tốt nhất cho tình trạng của tôi.
Cuối cùng, đúng vậy, cuối cùng tôi có thể sống lâu hơn. Thế nhưng để sống được tôi đã phải trả một cái giá đắt. Thời điểm đó tôi và cả mẹ tôi không khác nào một bộ xương. Đối với tôi toàn bộ thế giới trở nên mờ mịt. Tôi mất đi thị lực của mình.
Sau một thời gian, tôi vào một trường học dành cho người khuyết tật. Điều đó không có nghĩa tôi chấp nhận khuyết tật của chính mình. Tôi không bao giờ thừa nhận khuyết tật của bản thân. Tôi nghĩ đến việc đến học ở trường dành cho người khuyết tật chỉ là việc tạm thời. Tôi sẽ trở về nhà một khi tôi hồi phục lại được thị lực. Thế nhưng sự kiêu ngạo đó của tôi không kéo dài lâu.
Thậm chí với việc học tập, tôi cũng phải đấu tranh ở trong lớp. Điểm số của tôi cũng trở nên rất tệ.
Tất cả đều bởi vì tôi không thể làm việc với bảng chức nổi Braille hay không thể tự đi lại. Tôi đã thực sự thất vọng.
Tuy nhiên, những điều tuyệt vời đã xảy ra. Những người bạn khiếm thị cùng lớp đã giang tay ra giúp đỡ tôi. Họ làm cho tôi những bản thu âm. Trước đó tôi đã từng coi thường họ rất nhiều. Dù sao đi chăng nữa, với sự giúp đỡ của họ, tôi bắt đầu nhận ra còn rất nhiều điều mà tôi có thể làm, ví dụ như trượt tuyết, trượt nước hay thậm chí là chơi bóng đá. Tôi chợt nhận ra thị lực không phải là điều quan trọng nhất để tôi có thể trượt tuyết. Tôi đã nghĩ tôi mất tất cả chỉ vì tôi mất đi thị lực của mình.
Tôi tiếp tục với toán học và bắt đầu mơ những giấc mơ mới.
Khi lên đại học, tôi học toán và trở thành một giáo viên dạy toán. Tôi không chỉ muốn dạy cho học sinh của mình các kiến thức toán học mà còn thật sự muốn dạy họ vượt qua những giới hạn của giấc mơ. Tôi bắt đầu chiến dịch để đưa chữ nổi Braille vào trong các vật dụng hàng ngày cũng như cho thấy tầm quan trọng của giấy tờ chữ nổi trong hệ thống các kỳ thi quốc gia. Ngày nay, ở Hàn Quốc, người ta thậm chí có thể thấy chữ nổi Braille ở trên các chai Vodka Hàn Quốc. Tôi thậm chí còn hoàn thành một cuộc thi quốc gia trên TV để học sinh của tôi có thể thấy rằng họ có thể mở rộng ước mơ. Vậy nên, đó là câu chuyện của riêng tôi dành cho tất cả các vị ở đây ngày hôm nay.
Có một câu hỏi, tôi đã đặt ra với rất nhiều người khuyết tật tôi đã gặp, đó là "Theo các bạn, người khuyết tật nào sẽ cảm thấy cuộc sống khó khăn nhất? 1. Là người lùn? 2. Người có khuyết tật về thể chất (vận động)? 3. Người khiếm thính?. 4. Người khiếm thị?. Và, ai là người có khả năng là người hạnh phúc hơn? Đàn ông hay phụ nữ? Người già hay người trẻ?
Và câu trả lời là: "Không ai có thể biết được ai khó khăn hơn", bởi những người trả lời đã nói, họ không phải là người có nhiều khó khăn nhất trong cuộc sống.
Tôi nghĩ những câu trả lời như thế chỉ có thể được nói ra bởi những người đã vượt qua được những khuyết tật của họ trong cuộc sống. Cuộc sống của họ tập trung vào sức mạnh và khả năng chứ không phải là khuyết tật của bản thân
Một số người khi cầm trên tay một cái chai nước đã bị đổ hoặc hết một nửa, họ sẽ vứt nó đi bởi nghĩ rằng nó sắp trống rỗng. Tuy nhiên, chỉ một ít nước còn lại cũng có thể là niềm hy vọng cuối cùng cho cuộc sống của một người tuyệt vọng.
Một câu thành ngữ cổ Hàn Quốc đã nói nếu một người mất đi thị lực, người đó không khác gì mất đi 900 trong 1000 miếng vàng. Nhưng, tôi nghĩ 100 miếng vàng còn lại cũng đủ để trở thành mọi khả năng của tôi. Tôi mất đi thị lực, nhưng lại nhận ra sức mạnh thực sự còn tồn tại là một khả năng mới đối với mình. Sống với sự mất mát 900 miếng vàng hay còn lại của 100 miếng vàng, tất cả là quyết định của bạn. Việc tiếp tục tập trung vào vấn đề tôi mất đi thị lực hay tập trung vào khả năng còn lại của mình cũng là lựa chọn của tôi. Chúng ta đều có sức mạnh của riêng mình và có thể bị mù quáng bởi điểm yếu của mình. Vậy, chúng ta có nên chăng tiếp tục nỗ lực với sức mạnh và khả năng còn lại của bạn không?
(Theo Tạp Chí Người Bảo Trợ)
Tin mới
- Những chấm đỏ bên đời - 04/05/2015 07:53
- Nữ sinh mồ côi sẽ tham dự kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế - 29/03/2015 14:03
- Nỗi buồn tủi của đôi vợ chồng khuyết tật - 27/03/2015 13:23
- Ước mơ trở thành họa sĩ của cô bé người J’rai khiếm khuyết đôi tay - 26/03/2015 13:51
- Cổ tích giữa đồng bưng - 24/03/2015 03:21
Các tin khác
- Ước mơ đẹp của cậu học trò khiếm thị - 20/03/2015 08:14
- Hạnh phúc tròn đầy của á khôi Vầng trăng khuyết - 20/03/2015 03:03
- ý chí của người phụ nữ khuyết tật - 20/03/2015 02:46
- Bệnh viện Thu Cúc ưu tiên tuyển dụng người khuyết tật - 19/03/2015 04:04
- Cô bé bại não và giấc mơ trở thành người mẫu - 19/03/2015 03:48