Một vấn đề trong an toàn vệ sinh thực phẩm được báo động hiện nay là việc lạm dụng chất gọi là "tạo nạc" trong chăn nuôi nhằm thúc con vật tăng trọng, có loại thịt gọi là "siêu nạc" nhưng rất có hại cho sức khỏe của người. Những chất tạo nạc này gồm có: salbutamol, clenbuterol, ractopamin. Đó là những chất gì?
Một vấn đề trong an toàn vệ sinh thực phẩm được báo động hiện nay là việc lạm dụng chất gọi là "tạo nạc" trong chăn nuôi nhằm thúc con vật tăng trọng, có loại thịt gọi là "siêu nạc" nhưng rất có hại cho sức khỏe của người. Những chất tạo nạc này gồm có: salbutamol, clenbuterol, ractopamin. Đó là những chất gì?
Salbutamol, clenbuterol, ractopamin là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp thuộc nhóm chủ vận bêta (bêta-agonist), tức có tác dụng kích thích thụ thể bêta làm giãn cơ trơn phế quản, do đó có thuốc được dùng làm thuốc giãn phế quản, điều trị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhờ làm cho người bệnh thở dễ dàng hơn.
Hiện nay chỉ có salbutamol được dùng làm thuốc cho người, còn clenbutarol và ractopamin từ lâu không còn dùng cho người nữa mà chỉ dùng trong thú y. Trong một thời gian khá lâu, clenbuterol được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo. Nhưng sau đó, người ta bắt đầu ghi nhận tác dụng làm tăng cơ, tạo nạc của clenbuterol và cả ractopamin đối với thú nuôi.
Thậm chí, người ta đã tiến hành những công trình nghiên cứu về tác dụng này như công trình "Nghiên cứu tác dụng làm tăng cân của clenbuterol đối với cừu" được thực hiện tại khoa thú y của trường đại học bang Oklahoma (Mỹ) vào năm 1991. Không những thế, đã có những vận động viên thể thao dùng clenbuterol với hy vọng tăng khối lượng cơ nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu và làm cho nhịp tim, nhịp thở tốt hơn.
Đối với heo, salbutamol, clenbuterol, ractopamin có thể giúp nuôi mau lớn, giúp chuyển hóa làm tiêu mỡ, giúp tăng khối lượng cơ (gọi là "siêu nạc", tức có nhiều thịt nạc hơn so với bình thường), làm màu thịt đỏ tươi hơn nhưng tác hại gây ra khó lường hết được. Vì liều lượng dùng các chất tạo nạc trong chăn nuôi không lường được, nếu trộn vào thức ăn chăn nuôi bừa bãi không khác nào đầu độc cho người, nếu người dùng thịt heo bị nhiễm sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc.
Do là chất chủ vận bêta nên 3 chất vừa kể đều có tác dụng phụ có hại nghiêm trọng như gây hội chứng ngộ độc (cho heo và cả cho người ăn thịt heo chứa chất tạo nạc): tim đập nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, đau cơ, buồn nôn, ói, rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm trùng hô hấp... Hiện nay, cả 3 chất tạo nạc này đều bị cấm dùng để trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Nhân đây cũng cần báo động về việc trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm những chất khác như kháng sinh, thuốc an thần dùng cho heo hoàn toàn không vì lý do trị bệnh mà chỉ vì mục đích thúc cho mau lớn. "Đề kháng kháng sinh" là vấn nạn của cả thế giới, xuất phát phần lớn từ việc sử dụng bừa bãi kháng sinh trong chăn nuôi. Còn việc chích thuốc an thần cho heo trước khi giết mổ (chỉ để heo không bị kích động, giãy giụa gây sụt cân) là việc làm hết sức nguy hiểm bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể sống và gây hại nghiêm trọng cho người.
Theo Người lao động
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thịt thối chế biến thành bò viên thơm ngon tràn ngập thị trường - 19/08/2015 01:18
- 1,1 tấn lợn sữa bốc mùi ‘đi’ xe khách từ Quảng Ngãi ra Thanh Hóa - 18/08/2015 01:55
- Sài Gòn: Kinh hoàng loại bột hoá học dùng để pha chế trà sữa - 17/08/2015 07:18
- Muối giả gây chết người bán "như rau" trên thị trường Trung Quốc - 17/08/2015 07:07
- Nông dân bất chấp lệnh cấm ăn hàu sống - 15/08/2015 02:15
Các tin khác
- Cần cấm dần từng nhóm kháng sinh trong chăn nuôi - 14/08/2015 08:15
- Măng thối “tắm” hóa chất thành măng đặc sản - 14/08/2015 07:36
- Rùng mình công nghệ làm 'thuốc' trị tiêu chảy - 14/08/2015 07:29
- CSGT truy đuổi 5 km bắt ôtô đưa thịt bẩn vào Sài Gòn - 14/08/2015 00:58
- Mánh khóe biến dầu ăn "bẩn" thành dầu ăn thương hiệu nổi tiếng - 13/08/2015 03:18