Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Chất tạo nạc, chất kích thích tăng trọng, chất tạo màu vàng bị cấm buôn bán dưới mọi hình thức.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học.
Chất tạo nạc có thể gây ung thư cho người sử dụng thịt lợn có tồn dư
Công văn nêu rõ, nghiêm cấm tất các các hình thức buôn bán thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học ngoài danh mục, đặc biệt là đối với các loại thức ăn kích thích tăng trọng nhanh, tạo nạc, tạo màu vàng, phòng trị bệnh.
Bộ trưởng yêu cầu chỉ đạo UBND các cấp, các ban, ngành của địa phương và các lực lượng liên quan, nhất là Bộ đội biên phòng, Hải quan, công an, quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng liên quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tổ chức giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu, khu vực tập kết, buôn bán thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để đổi với các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học nhập lậu qua biên giới không rõ nguồn gốc.
Liên quan đến việc sử dụng hai chất cấm gây ung thư là vàng ô và salbutamol, cục Cảnh sát môi trường (C49, Bộ Công an) cho biết, cơ quan này đã tiến hành tiêu hủy tại chỗ hơn 13kg vàng ô. C49 cho hay, vàng ô được bày bán rất tràn lan trên thị trường. Chỉ một cửa hàng tại Hàng Thiếc (Hà Nội) đã bán tới 4 tấn vàng ô.
Còn đối với chất cấm tạo nạc và kích thích tăng trọng Salbutamol, C49 đề nghị sắp tới, Bộ NN-PTNT cần sớm làm việc với Bộ Y tế để thống nhất cơ chế quản lí chất này, tránh tình trạng bị tuồn từ bên Y tế sang bán cho ngành Nông nghiệp, bởi hiện ngành Y tế vẫn cho phép NK sử dụng.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đánh giá, nhiều vấn đề bức xúc trong dư luận thời gian qua như chất cấm trong chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau, kháng sinh, vi sinh trong thực phẩm chưa được xử lí dứt điểm.
Do đó, từ trung tuần tháng 10/2015 tới, Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Y tế, cơ quan truyền thông, các địa phương và tổ chức chính trị xã hội phát động một đợt cao điểm về quản lí Vệ sinh an toàn Thực phẩm trên phạm vi toàn quốc, kéo dài từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016. Các sản phẩm trọng tâm kiểm soát bao gồm thịt; rau, hoa quả và thủy sản.
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý 5 nội dung và mục tiêu quan trọng trong đợt cao điểm trên gồm: Một là kiên quyết chặn dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhất là 2 chất Salbutamol và Vàng Ô. Hai là tạo chuyển biến mạnh mẽ về vấn đề dư lượng thuốc BVTV trên rau, kháng sinh và vi sinh trên thực phẩm. Ba là hình thành được các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, đảm bảo chất lượng có chứng nhận của cơ quan chức năng. Bốn là siết chặt việc quản lí nông sản, thực phẩm NK. Năm là tăng cường thanh tra, kiểm tra.
Trong 5 nội dung trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt nhấn mạnh, vấn đề chất cấm trong chăn nuôi với mục tiêu sẽ quyết liệt chấn chỉnh, dứt điểm bằng được trong 4 tháng tới.
Gần một nửa số rau tồn dư thuốc sâu
Một vấn đề cũng đang gây bức xúc trong dư luận là hiện, tình trạng sử dụng chất BTVT tràn lan trên rau.
Kết quả công bố của Cục Quản lí chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) về chương trình giám sát Vệ sinh an toàn thực phẩm trên sản phẩm rau, thịt trong tháng 8 và tháng 9/2015 cho thấy, phát hiện 60 trong tổng số 136 mẫu rau tại 2 thị trường TP.HCM và Hà Nội có dư lượng thuốc BVTV với khoảng 30 hoạt chất thuốc.
Như vậy, số mẫu rau chứa chất BTVT lên tới 44%
Trong số 60 mẫu có dư lượng, có 14 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn tồn dư cho phép (chiếm 10,3%). Điều đặc biệt là cả 14 mẫu này đều ở thị trường Hà Nội.
Phân tích về nguyên nhân khiến tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trên rau, ông Ngô Đại Ngọc, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội cho rằng, nông dân hoàn toàn biết rõ về hành vi sử dụng thuốc BVTV thế nào là sai, tuy nhiên việc thiếu cơ chế xử lí mạnh tay đối với nông dân cố tình vi phạm có thể là yếu tố khiến vấn đề dư lượng thuốc BVTV trên rau thi thoảng lại bùng phát trở lại.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi lại cho rằng, khung pháp lí cho việc xử lí vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nhiều lĩnh vực, mà tiêu biểu như quản lí chất cấm trong chăn nuôi đã rất mạnh tay. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng trên Trung ương nóng, dưới địa phương lạnh. Ông Dương nêu ví dụ, ở Hà Nội chưa thấy lô lợn nào dùng chất cấm chưa bị tiêu hủy, chưa thấy đóng cửa cơ sở, doanh nghiệp dùng chất cấm chưa. Điều này cho thấy cơ quan chức năng địa phương đã không triệt để, mạnh tay, sử dụng khung hình phạt cao nhất nên chưa có sức răn đe với các hành vi vi phạm.
Theo VQ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- 5 sai lầm khi sử dụng bỉm, tã cho bé - 15/10/2015 08:23
- Những thói quen của bố mẹ khiến con hay bị ốm - 15/10/2015 07:45
- 8 tác nhân phổ biến gây kích thích cho da trẻ - 15/10/2015 03:14
- Bộ Y tế khuyến cáo cách đơn giản phòng chống kiến ba khoang - 15/10/2015 02:30
- Những sai lầm chết người cần tránh khi ăn hoa quả - 15/10/2015 02:11