Hiện các tiêu chí về an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố của Hà Nội đã đạt từ 78-97,5%. Còn việc ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của Hà Nội đã đạt 7.588/7.588 cơ sở, đạt 100%.
Ban Chỉ đạo Công tác ATTP TP.Hà Nội vừa đánh giá kết quả sau hơn 1 năm tăng cường kiểm tra, giám sát ATTP tại các chợ truyền thống; kiên quyết giải tỏa các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường và khu vực xung quanh chợ; tăng cường kiểm soát các lò mổ gia súc, gia cầm, quản lý và kiểm soát tốt thức ăn đưòng phố.
Theo đó, trong hoạt động kiểm tra, giám sát ATTP tại các chợ truyền thống; kiên quyết giải tỏa các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường và khu vực xung quanh chợ, đến nay, các quận, huyện, thị xã đã giải tỏa được 160/213 chợ cóc, chợ tạm, còn tồn tại hoạt động 53 chợ cóc, chợ tạm tiếp tục phải thực hiện giải tỏa thời gian tới.
Hiện, Sở Công Thương Hà Nội đang nghiên cứu, phối hợp với sở, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chợ đầu mối nông sản toàn khu vực phía Bắc nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng chợ đầu mối.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã triển khai rất quyết liệt, kiểm soát các lò mổ gia súc, gia cầm. Qua rà soát, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 7 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, 10 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm bán công nghiệp, 4 khu giết mổ gia súc gia cầm thủ công tập trung và hơn 1.000 điểm, hộ gia đình giết mổ nhỏ lẻ tập trung.
Thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Sở đã phối hợp với đoàn liên ngành Thành phố kiểm tra 26.792 lượt cơ sở, cảnh cáo 629 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 1.192 trường hợp hơn 3,1 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông, tổ chức hội nghị, hội thảo về quản lý an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã kiểm tra 22.674 lượt/7.212 cơ sở thức ăn đường phố. Qua đó, xử lý vi phạm hành chính 8.421 cơ sở, trong đó: Phạt tiền 1.120 cơ sở với tổng số tiền là hơn 3,35 tỷ đồng; 7.652 cơ sở dịch vụ ăn uống bị phê bình trên loa đài và đóng cửa 12 cơ sở.
Theo đánh giá, các tiêu chí về an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố của Hà Nội đã đạt từ 78 đến 97,5%. Còn việc ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố của Hà Nội đã đạt 7.588/7.588 cơ sở, đạt 100%.
Tin mới
- Đổi thay mạnh mẽ nhờ trồng rau an toàn - 04/01/2019 05:59
- Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết - 24/12/2018 03:05
- Sửa quy định quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật - 23/11/2018 04:19
- Sẽ xây dựng hệ thống thông tin ATTP thống nhất cho cả nước - 13/11/2018 03:18
- Bộ Y tế khuyến cáo không ăn khoai tây mọc mầm - 01/11/2018 04:23
Các tin khác
- Hà Nội xử lý hơn 6,8 nghìn cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm - 25/10/2018 05:06
- Phạt nặng hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi - 24/09/2018 03:30
- Truy xuất nguồn gốc: Chặn đứng tình trạng “phù phép” nông sản - 27/08/2018 03:33
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm - 19/08/2018 00:33
- Thực phẩm sạch từ kiểm soát chất lượng trên thị trường - 10/08/2018 06:46