Nhân dân ta vốn có truyền thống nhân ái “thương người như thể thương thân”.
Làm từ thiện phải xuất phát từ tâm
Vì vậy mỗi khi bắt gặp những trường hợp khó khăn, người nghèo khốn khó, bệnh nhân nghèo không có khả năng điều trị bệnh hay những người khuyết tật không thể tự mưu sinh… ngay lập tức các tấm lòng vàng, các Mạnh Thường Quân lại chung tay, chung sức cưu mang, giúp đỡ họ bằng tấm lòng nhân ái bao dung.
Đáng mừng là ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức làm từ thiện với tấm lòng thánh thiện, sáng trong không phân biệt đạo giáo, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế nhưng có chung điểm đến là làm vơi đi nỗi bất hạnh, khó khăn cho người khác.
Đi đâu bây giờ cũng dễ dàng bắt gặp những thùng nước uống miễn phí dọc theo các tuyến đường; những quán cơm giá rẻ hay quán cơm chay miễn phí; những điểm cho nhận quần áo tự chọn, những chuyến xe chất đầy gạo, sữa, mì gói, thuốc men, quần áo đến với đồng bào bị thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt… đến với những bệnh nhân đang trong cơn thập tử nhất sinh nhưng quá khó khăn về tài chính. Lòng nhân của con người thật bao la và bất tận.
Thế nhưng những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông lại liên tiếp cảnh báo xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể mạo danh từ thiện để kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng sau đó trục lợi cho bản thân.
Có nhiều hình thức rất phổ biến như lập các trang mạng xã hội cá nhân gắn kết những hình ảnh các trường hợp đáng thương của bệnh nhân nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, những hình ảnh chúng đi thăm viếng, tặng quà một số cá nhân, cơ sở bảo trợ xã hội… để lừa đảo những tấm lòng nhân ái chuyển tiền vào tài khoản của chúng. Trên thực tế đã có nhiều người bị mắc lừa chiêu thức này.
Thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo là lợi dụng nhiều hoàn cảnh đáng thương như phụ nữ có thai ngoài ý muốn, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ bị khuyết tật để kinh doanh, chiếm đoạt tiền hỗ trợ giúp đỡ của nhiều người trong và ngoài nước.
Điều mất mát lớn nhất là những phi vụ lừa đảo trên đã từng ngày làm giảm lòng tin đối với các hoạt động xã hội chân chính của những tấm lòng nhân đạo, làm tổn thương, mất mát sự chi viện với những cá nhân, tập thể đang thực sự cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
Tất nhiên sự lừa đảo, núp bóng từ thiện để trục lợi sẽ bị phanh phui và bị xử lý theo đúng pháp luật. Hơn lúc nào hết các ngành hữu quan cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ, đúng luật các tổ chức, cá nhân thành lập “Nhóm từ thiện”; “Nhóm bảo trợ”; “Cơ sở bảo trợ”… để các cơ sở này hoạt động đúng tôn chỉ với mục đích nhân đạo thực chất.
Người làm từ thiện cũng nên ra sức cảnh giác trước các chiêu lừa như vừa nêu, nên tìm hiểu rạch ròi các tổ chức từ thiện hoạt động như thế nào, có giấy phép hay chưa, việc công khai tài chính thu, chi nguồn vận động có thường xuyên và đúng mục đích không; không chuyển tiền, gửi quà khi chưa nắm bắt các thông tin đáng tin cậy.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Cân đối nguồn lực để giảm nghèo bền vững - 29/09/2016 03:14
- Bộ GD-ĐT chính thức sửa quy định đánh giá học sinh tiểu học - 28/09/2016 10:06
- Khẩn trương ban hành 24 văn bản quy định chi tiết 8 Luật - 28/09/2016 02:45
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Người hạnh phúc nhất là người cả đời gắn bó với trẻ em" - 27/09/2016 06:56
- Không cho người khuyết tật làm thẻ ATM là trái quy định - 27/09/2016 03:29
Các tin khác
- Tổ chức lễ mừng thọ cho 1.000 người cao tuổi tại TP.HCM - 23/09/2016 06:53
- 25/3 là Ngày Công tác xã hội Việt Nam - 19/09/2016 09:13
- Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An: Xây dựng mô hình can thiệp có hiệu quả cho trẻ tự kỷ - 16/09/2016 09:06
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - 14/09/2016 02:59
- Không để các địa phương phản ứng về Bộ tiêu chí nông thôn mới - 14/09/2016 02:54