Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ hai, 20 Tháng 6 2016 10:40

Vừa qua, tại thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo “Phương pháp luận về nghèo đa chiều trẻ em và lồng ghép vào nghèo đa chiều quốc gia”. Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm tới dự và chủ trì hội thảo.

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Đến nay các địa phương đã hoàn thành rà soát nghèo đa chiều với mục tiêu mở rộng đối tượng bao phủ, bổ sung các chỉ số đo lường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp với thực tế và cách tiếp cận mới...“
 
 
23470
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu chỉ đạo hội nghị
 
Chính sách cần đi trước một bước để tác động một cách toàn diện. Trong các nguyên nhân của nghèo đói, hạn chế về nguồn nhân lực là nguyên nhân cơ bản, lâu dài nếu không giải quyết thì vòng nghèo đói không triệt để. Trẻ em là bộ phận quan trọng nhất của đất nước. Đo lường nghèo đa chiều trẻ em là điều kiện để phát triển nguồn lực của đất nước. Vì vậy, cần xây dựng các chỉ số đo lường phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, cụ thể hóa, lựa chọn vấn đề ưu tiên nghèo đa chiều trẻ em để xây dựng hệ thống đo lường mang tính độc lập với nghèo quốc gia, đồng thời sớm nghiên cứu các gói trợ giúp trẻ em trong hộ nghèo về dinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc y tế...”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại hội thảo, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong khu vực đã xây dựng phương pháp tiếp cận về nghèo đa chiều trẻ em vào năm 2008 với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF và trường Đại học Maastricht. Hệ thống gồm 15 chỉ số, 8 chiều được xác định, bao gồm: Giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, sự tham gia và bảo vệ. Phương pháp tiếp cận mới được xây dựng để đo lường nghèo đa chiều trẻ em sử dụng bộ dữ liệu quốc gia từ Điều tra mức sống hộ gia đình.

Để lồng ghép nghèo đa chiều trẻ em vào hệ thống đo lường nghèo đa chiều quốc gia, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đã nghiên cứu, rà soát các văn bản, cơ chế chính sách liên quan đến giảm nghèo, y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nhà ở, tiếp cận thông tin, nước sạch vệ sinh, an sinh xã hội…. Đây là việc làm quan trọng, qua đó sẽ hướng tới hài hòa nghèo đa chiều trẻ em và nghèo đa chiều chung. Từ đó, thể chế hóa nghèo đa chiều trẻ em trong hệ thống giám sát nghèo đa chiều quốc gia...  Tập trung nghiên cứu về thực trạng các vấn đề liên quan đến trẻ em, nghèo trẻ em, giải pháp hỗ trợ của Nhà nước. Đề xuất các chính sách phù hợp hướng tới thực hiện Luật trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em, làm cơ sở điều chỉnh các chiều, chỉ số đo lường nghèo đa chiều trẻ em hài hòa với hệ thống đo lường nghèo đa chiều chung của Việt Nam.

Bà Yoshimi Nishino, Trưởng phòng Chính sách xã hội và quản trị, UNICEF đánh giá cao sự phối hợp và sự cam kết mạnh mẽ giữa  UNICEF và Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Bà Yoshimi Nishino cho biết, cần phải bàn cách để hài hòa nghèo đa chiều trẻ em vào nghèo đa chiều quốc gia, hướng từ nghèo thu nhập sang nghèo đa chiều, tạo khung chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Tất cả trẻ em đều được tiếp cận với nghèo đa chiều đến 2030 thông qua các chính sách xã hội. Nghèo đa chiều quốc gia được sử dụng có hiệu quả thông qua việc đánh giá nghèo đa chiều trẻ em, việc thiết kế chính sách nhằm giải quyết căn bản vấn đề nghèo đa chiều trẻ em, đây là một công việc mang tính thách thức và cần có thời gian...

Phát biểu tại hội thảo, các chuyên gia và đại diện Sở LĐ-TBXH các địa phương đều cho rằng: Qua nhiều năm nghiên cứu, việc xây dựng tiêu chí đo lường nghèo đa chiều đã xác định đối tượng giúp cho việc hoạch định chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bổ sung những chỉ số phù hợp vào nghèo đa chiều quốc gia.
 
 
Nguồn: Molisa.gov.vn

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi