Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định...
Thứ sáu, 13 Tháng 5 2016 10:28

Cho đến nay, toàn quốc chỉ mới có 5 trong số 22 sân bay có xe nâng, đủ điều kiện phục vụ người khuyết tật. Hiện tượng này đã hạn chế rất nhiều việc di chuyển bằng phương tiện hàng không cho người khuyết tật; nảy sinh nhiều bất bình đẳng đối với một bộ phận người dân lẽ ra cần nhận được sự ưu ái nhất của xã hội.

 

Quyền của người khuyết tật được tạo mọi điều kiện để tham gia tất cả các hoạt động xã hội

Ngày 12.5, Trung tâm Vì sự phát triển Cộng đồng (ACDC) cho biết hiện nay các phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tại cảng hàng không trên toàn quốc còn thiếu cả về số lượng và hạn chế về chất lượng. Đơn cử số lượng xe nâng hỗ trợ người khuyết tật lên/xuống máy bay hiện tại mới chỉ có 5/22 sân bay có xe nâng phục vụ người khuyết tật là: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc và Liên Khương.

Năm 2010, Luật người khuyết tật đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực; đồng thời Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật, từ đó vấn đề giao thông tiếp cận, đặc biệt là giao thông hàng không tiếp cận cho người khuyết tật đã được chú ý hơn.

Ngày 29 tháng 08 năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành thông tư số 36/2014/TT-BGTVT quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không; tiếp đó, ngày 06 tháng 04 năm 2015, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 1630/CT – CHK về việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách là người khuyết tật.

Tuy nhiên các hãng Hàng không vẫn tỏ ra chưa chú ý đến trách nhiệm bố trí thiết bị xe nâng, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách khuyết tật lên/xuống máy bay thuận tiện.

Đặc biệt chính sách pháp luật về tiếp cận giao thông hàng không dành cho người khuyết tật đã có nhưng chưa thực sự đầy đủ và bao quát, vấn đề đăng ký sử dụng dịch vụ đặc biệt của các hãng hàng không Việt Nam chưa có quy định cụ thể để người khuyết tật và người thân có thể sử dụng thuận tiện dịch vụ này. Cách thức, thủ tục đăng ký cho người khuyết tật sử dụng xe lăn có thể đăng ký đặt chỗ, mua vé online còn rất hạn chế.

Hiện nay muốn lên các phương tiện giao thông, phần lớn người khuyết tật phải được...cõng lên
Nội Bài là một trong số 5 sân bay ít ỏi có phương tiện phục vụ tốt người khuyết tật
Những chiếc xe bus có cầu nối cho người khuyết tật chỉ mới bắt đầu có trong một số thành phố lớn

 

Ngoài ra cơ sở hạ tầng tại các cảng hàng không chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận đồng bộ tại dành cho người khuyết tật như nhà vệ sinh; đường tiếp cận cho xe lăn, thang cuốn, thang máy lên xuống; các bảng đèn led, biển chỉ dẫn, hệ thống âm thanh cung cấp thông tin hành trình, chỉ dẫn an toàn, cho người khiếm thị, khiếm thính còn hạn chế.

 Hầu hết các nhân viên cảng hàng không, nhân viên các hãng hàng không chưa có kỹ năng sử dụng thiết bị hỗ trợ, cũng như trực tiếp hỗ trợ người khuyết tật với các dạng khuyết tật khác nhau như khuyết tật vận động hay người khiếm thính, khiếm thị.

Mới đây, ngày 26.2, Bộ GTVT đã có Quyết định số 563/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tiểu ban về Người khuyết tật trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Theo đó, Quyết định thành lập Tiểu ban về Người khuyết tật trong lĩnh vực giao thông vận tải do Thứ trưởng Lê Đình Thọ làm Trưởng Tiểu ban, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Ngành GTVT trong việc xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện công tác người khuyết tật, báo cáo Ủy ban QG về Người khuyết tật Việt Nam trong lĩnh vực GTVT.

Trách nhiệm của Tiểu ban này cụ thể: Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch 5 năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác Người khuyết tật; Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị trong Ngành trong việc xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện công tác; Đồng thời thúc đẩy thực hiện Công ước của LHQ về quyền Người khuyết tật và các khuyến nghị thập kỷ châu Á – Thái Bình Dương về Người khuyết tật; Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Luật Người khuyết tật trong lĩnh vực GTVT; Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Ủy ban QG về Người khuyết tật VN về việc thực công tác Người khuyết tật trong lĩnh vực GTVT.

Quyền của người khuyết tật trên các chuyến bay được phổ biến rộng rãi ở các nước
 

 

Nguồn: Báo lao động

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi