Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Chủ nhật, 23 Tháng 8 2015 05:55

Để tăng trọng lượng cho tôm, nhiều người kinh doanh đã bơm nước, bơm tạp chất, bơm glixerin... vào tôm nhằm thu lợi bất chính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Bơm hóa chất lạ để tăng trọng lượng cho tôm mới đây nhất, ngày 27/7, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đột kích bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh thủy sản ở huyện Phú Vang có hành vi bơm tạp chất lạ vào tôm sú để bán cho các nhà hàng tổ chức đám cưới.


Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm: 150kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm. Theo kết quả điều tra ban đầu, 2 cơ sở kinh doanh này hoạt động từ năm 2012 đến nay, thường xuyên nhập khẩu tôm sú chết rồi bơm chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng để bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thu lợi nhuận bất chính.

 

Nhandao Tombonhoachat


Tôm bị bơm tạp chất thường căng phồng các đốt. Ảnh minh họa


Hiện toàn bộ tang vật đã được lực lượng chức năng niêm phong và gửi mẫu phân tích kiểm nghiệm thực phẩm có kết quả cụ thể để tiếp tục điều tra, xử lý đúng quy định của pháp luật.


Nhận biết tôm bị bơm tạp chất

 

Tôm khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy khi chọn mua tôm, người tiêu dùng cần nhận biết được những dấu hiệu của tôm bị bơm tạp chất.


Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm mềm, cong. Mang tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng.


Về màu sắc, rất khó phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.


Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau. Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.


Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.


Cách chọn tôm an toàn


Để ăn toàn, nên mua tôm còn "nhảy tanh tách", không rớt chân càng, có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ.


Nếu mua tôm đông lạnh hoặc đã hấp, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.


Với tôm sú: Không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.


Theo SK&ĐS

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi