Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Viêm là cách cơ thể chống lại nhiễm khuẩn và chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm kéo dài (viêm mạn tính) có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng...
1. Viêm ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
PGS.TS. Shmerling, Đại học Y Harvard cho biết, có hai loại viêm: Cấp tính và mạn tính.
Viêm cấp tính là hiện tượng đỏ, nóng, sưng và đau quanh các mô và khớp xảy ra khi bị chấn thương. Đây là cách cơ thể chống lại nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Bằng cách này, chứng viêm là tốt vì nó bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, khi tình trạng viêm xảy ra trong một thời gian dài, hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn trong tình trạng chiến đấu vô thời hạn với các chất gây viêm gọi là viêm mạn tính. Tình trạng này khiến các tế bào bạch cầu có thể tấn công các mô và cơ quan khỏe mạnh lân cận.
Khoa học đã chứng minh rằng tình trạng viêm mạn tính, mức độ thấp có thể biến thành "kẻ giết người thầm lặng" góp phần gây ra bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường type 2, viêm khớp, các bệnh về ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng...
2. Gia vị giúp chống viêm mạn tính
2.1 Gừng
Gừng chứa hơn 100 hợp chất như gingerol, shogaol, zingiberene và zingerone... có lợi cho sức khỏe, trong đó có khả năng giảm viêm.
Một phân tích qua 16 nghiên cứu ở 1.010 người tham gia cho thấy rằng, dùng 1.000–3.000 mg gừng mỗi ngày trong vòng 4–12 tuần làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm so với giả dược.
Các nghiên cứu khác cho thấy gừng có thể làm giảm các dấu hiệu viêm như TNF-α và interleukin 1 beta (IL-1β), cũng như giảm đau khớp và tăng khả năng vận động của khớp.
Cách dùng: Bổ sung gừng vào món ăn như xào, hầm, salad... hoặc thực phẩm chức năng bổ sung gừng.
Hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi đều đến từ các hợp chất như allicin, diallyl disulfide và S-allylcysteine... Những chất này có đặc tính chống viêm.
Một phân tích của 17 nghiên cứu chất lượng cao bao gồm hơn 830 người tham gia và kéo dài 4–48 tuần cho thấy những người bổ sung tỏi đã giảm đáng kể nồng độ viêm trong máu.
Cách dùng: Dùng tỏi trong các món ăn hoặc dùng chiết xuất tỏi.
2.3 Nghệ
Nghệ có hơn 300 hợp chất, trong đó hoạt chất chính là curcumin có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin có thể ngăn chặn sự kích hoạt của NF-κB, một phân tử kích hoạt các gen thúc đẩy chứng viêm.
Một phân tích của 15 nghiên cứu đã theo dõi 1.223 người dùng 112–4.000 mg curcumin mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 3 ngày đến 36 tuần cho thấy, curcumin làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm so với dùng giả dược.
Các nghiên cứu ở những người bị viêm xương khớp đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung curcumin giúp giảm đau tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) phổ biến ibuprofen và diclofenac.
Cách dùng: Sử dụng bột nghệ hoặc các loại chất bổ sung nghệ có chứa hạt tiêu đen để tăng khả năng hấp thụ curcumin.
2.4 Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen được mệnh danh là vua của các loại gia vị, vì nó phổ biến trên toàn thế giới với hợp chất chính là piperine có tác dụng giảm viêm trong cơ thể.
Ở động vật bị viêm khớp, piperine giúp giảm sưng khớp và các dấu hiệu viêm, chẳng hạn như IL-1β, TNF-α và prostaglandin E2 (PGE2).
Ở cả những con chuột bị hen suyễn và dị ứng theo mùa, piperine giúp làm giảm mẩn đỏ, tần suất hắt hơi, các dấu hiệu viêm khác nhau.
Cách dùng: Hạt tiêu đen được bán rộng rãi và dễ dàng thêm vào các món ăn từ rau, thịt, cá, thịt gia cầm và mì ống...
Hạt tiêu đen chứa hoạt chất piperine có tác dụng chống viêm.
3. Thảo dược chống viêm mạn tính
3.1 Nhân sâm
Nhân sâm có nhiều lợi ích sức khỏe, chủ yếu là do các hợp chất hoạt tính của nó được gọi là ginsenosides. Tác dụng của chúng bao gồm giảm các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đặc tính chống viêm của nhân sâm đến từ khả năng ngăn chặn NF-κB - một chất truyền tin hóa học kích hoạt các gen thúc đẩy viêm.
Cách dùng: Bạn có thể hãm rễ nhân sâm thành trà hoặc thêm chúng vào các công thức nấu ăn như súp hoặc món xào. Ngoài ra, bạn có thể dùng chiết xuất nhân sâm như một chất bổ sung.
3.2 Bạch đậu khấu
Bạch đậu khấu là một loại gia vị có nguồn gốc từ Đông Nam Á, có vị ngọt, cay.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung bạch đậu khấu có thể làm giảm các dấu hiệu viêm như CRP, IL-6, TNF-α và MDA. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy bạch đậu khấu làm tăng tình trạng chống oxy hóa lên 90%.
Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 80 người bị tiền đái tháo đường cho thấy rằng dùng 3 gam bạch đậu khấu mỗi ngày làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm, chẳng hạn như hs-CRP, IL-6 và MDA, so với giả dược.
Cách dùng: Bạch đậu khấu được dùng trong các món hầm, cà ri... hoặc có thể dùng dưới dạng viên nang.
3.3 Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe gọi là polyphenol, đặc biệt là epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Các nghiên cứu đã liên kết các hợp chất này với những lợi ích cho não và tim. Chúng cũng có thể giúp giảm mỡ cơ thể và giảm viêm.
Một nghiên cứu đã theo dõi những người bị viêm loét đại tràng không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường. Dùng chất bổ sung dựa trên EGCG hàng ngày trong 56 ngày đã cải thiện các triệu chứng 58%, so với không cải thiện ở nhóm dùng giả dược.
Các polyphenol trong trà xanh cũng có lợi cho các tình trạng sức khỏe viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Alzheimer, các bệnh về nướu và thậm chí là một số bệnh ung thư.
Cách dùng: Lá trà xanh được bán rộng rãi và dễ dàng để pha thành một loại trà ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử mua bột matcha hoặc các chất bổ sung chiết xuất từ trà xanh.
Dùng trà xanh hoặc matcha để chống lại tình trạng viêm mạn tính.
3.4 Hương thảo chứa hoạt chất chống viêm mạn tính
Hương thảo là một loại thảo mộc thơm ngon có nguồn gốc từ Địa Trung Hải.
Nghiên cứu cho thấy hương thảo có thể giúp giảm viêm. Điều này được cho là do hàm lượng polyphenol cao, đặc biệt là axit rosmarinic và axit carnosic có trong hương thảo.
Trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, axit rosmarinic làm giảm các dấu hiệu viêm trong nhiều tình trạng viêm, bao gồm viêm da dị ứng, viêm xương khớp, hen suyễn, bệnh nướu răng và những bệnh khác.
Cách dùng: Hương thảo là một loại gia vị và kết hợp tuyệt vời với một số loại thịt, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu và thịt gà. Bạn có thể mua hương thảo dưới dạng một loại thảo mộc khô, lá tươi hoặc khô, hoặc khô, bột xay.
Tin mới
- Cách dùng kỷ tử tăng cường sức khỏe - 24/10/2022 07:05
- 3 món ăn bài thuốc từ sắn dây tốt cho người bệnh sốt xuất huyết - 19/09/2022 09:15
- 6 loại thảo dược dùng làm gia vị tốt nhất cho sức khỏe - 13/09/2022 01:25
- ách chế biến cà chua phòng, chống bệnh tật - 12/09/2022 03:09
- 7 loại trà thảo dược bỏ túi khi đi du lịch cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh - 30/08/2022 03:41
Các tin khác
- Loại cá giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ - 24/08/2022 08:50
- 6 liệu pháp giảm ho tại nhà - 19/08/2022 01:29
- Những lưu ý cần thiết khi dùng đu đủ chữa bệnh - 16/08/2022 01:35
- 11 đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường - 04/08/2022 01:17
- 5 lợi ích sức khỏe từ cây phượng đỏ có thể bạn chưa biết - 28/07/2022 07:05