Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ ba, 16 Tháng 8 2022 08:35

Các bộ phận của cây đu đủ, từ rễ đến ngọn, đều có lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, khi dùng đu đủ như một vị thuốc, người dùng cần thận trọng và lưu ý những điều cần thiết để đạt kết quả tốt nhất.

1. Đu đủ chữa nhiều bệnh

 

Cây đu đủ được trồng ở hầu hết các khu vực nhiệt đới và ngày càng được sử dụng rộng rãi cả trong ẩm thực và chữa bệnh do những lợi ích sức khỏe nó mang lại.

Theo TS. Josh Axe, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Nashville, Tennessee, Hoa Kỳ, trước tiên, đu đủ nổi tiếng với chức năng ngăn ngừa táo bón do chứa hàm lượng chất xơ cao và tác dụng giảm viêm do chứa papain.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên chuột ở Malaysia cho thấy những con chuột dược uống chiết xuất từ lá đu đủ có số lượng tiểu cầu và hồng cầu cao hơn đáng kể sau 72 giờ so với nhóm đối chứng.

Mặc dù vẫn cần thông tin bổ sung, các nhà nghiên cứu tin rằng chiết xuất đu đủ cuối cùng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị cho những người bị rối loạn máu và suy giảm đông máu.

Ngoài ra, đu đủ chứa nhiều vitamin C, một vi chất dinh dưỡng quan trọng hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Đu đủ cũng được biết đến với đặc tính chống ung thư do chứa papain, một chất đã được chứng minh có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các khối u trong các nghiên cứu trên động vật.

Đu đủ cũng giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn, làm chậm quá trình lão hóa, làm sáng mắt và tăng cường sức khỏe đề kháng với virus...

2. Các tác dụng phụ của đu đủ

2.1 Khi dùng bằng đường uống

Quả đu đủ là thức ăn thông thường. Chiết xuất lá đu đủ có thể an toàn khi dùng làm thuốc trong tối đa 5 ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn nôn và nôn.

Quả đu đủ xanh có chứa mủ đu đủ và một loại enzyme gọi là papain. Dùng một lượng lớn papain có thể gây hại thực quản.

Dùng đu đủ chữa bệnh, đừng bỏ qua cảnh báo - Ảnh 3.

Không nên sử dụng nhiều đu đủ xanh do tác dụng không tốt với thực quản.

2.2 Khi bôi lên da

Quả đu đủ chín có thể an toàn khi bôi lên da hoặc nướu răng trong tối đa 10 ngày. Đắp quả đu đủ xanh lên da có thể không an toàn do có chứa mủ đu đủ và có thể là nguyên nhân gây kích ứng nghiêm trọng và phản ứng dị ứng ở một số người.

3. Với các trường hợp đặc biệt

3.1 Mang thai và cho con bú

Quả đu đủ xanh có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai khi ăn do có một số bằng chứng cho thấy papain, một trong những hóa chất được tìm thấy trong quả đu đủ xanh, chưa qua chế biến có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc gây dị tật bẩm sinh.

Quả đu đủ chín được dùng phổ biến như những loại trái cây khác và chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu đu đủ có an toàn để sử dụng làm thuốc khi cho con bú hay không.

3.2 Dị ứng với mủ

Nếu bạn bị dị ứng với mủ, hãy thận trọng với đu đủ hoặc các sản phẩm có chứa đu đủ vì bạn cũng có thể bị dị ứng với đu đủ.

3.3 Dị ứng với papain

Đu đủ xanh có chứa papain. Nếu bạn bị dị ứng với papain, hãy tránh ăn đu đủ chưa chín.

3.4 Trường hợp cần phẫu thuật

Đu đủ đã được lên men có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Nếu bạn đang dùng đu đủ, bạn nên dừng 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Dùng đu đủ chữa bệnh, đừng bỏ qua cảnh báo - Ảnh 5.

Các trường hợp cần phẫu thuật không nên ăn hoặc sử dụng sản phẩm từ đu đủ trước 2 tuần.

4. Tương tác với một số thuốc tây trị bệnh

Warfarin

Warfarin được sử dụng để làm chậm quá trình đông máu. Đu đủ có thể làm tăng tác dụng của warfarin và tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu. Do vậy, bạn cần đảm bảo kiểm tra máu thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị vì liều warfarin của bạn có thể cần phải thay đổi nếu sử dụng đu đủ.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Đu đủ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng đu đủ cùng với thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn.

Amiodarone

Uống chiết xuất đu đủ cùng với amiodarone, thuốc điều trị nhịp tim, có thể làm tăng lượng amiodarone trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của amiodarone.

Levothyroxine

Levothyroxine là thuốc điều trị suy giáp. Nếu ăn nhiều đu đủ có thể làm giảm tác dụng của loại thuốc này.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi