Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Vừng đen là thực phẩm ngon, bổ và lành... Tuy dân dã nhưng vừng đen cũng là một vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe...
1.Thành phần và công dụng của vừng đen
Theo Đông y, vừng đen tính bình (có sách ghi hàn), vị ngọt. Lợi về kinh phế tỳ can thận, nhuận táo 5 tạng, hoạt tràng, lương huyết giải độc, trừ gió độc. Dùng chữa các chứng bệnh can thận bất túc, bệnh mạn tính suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể, thiếu máu, thiếu sữa, râu tóc bạc sớm, da vàng khô, tăng huyết áp, táo bón, trừ phong tê thấp, kiện não, ích trí là thức ăn tốt cho người già, phụ nữ, trẻ em.
Vừng đen bổ thận khí, làm sáng tai mắt, chắc răng.
Vừng trắng bổ trung tiêu, sinh tinh tuỷ, lợi đại tiểu tiện, giải nhiệt độc.
2. Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ vừng đen
2.1. Bột vừng đen ngăn ngừa nếp nhăn, chống da khô, ngứa da
Cách dùng: Bột vừng (không muối) ăn hàng ngày bắt đầu 20g tăng lên 40g trong 4-5 tháng.
2.2. Cháo vừng bổ can thận, giảm đau đầu, chữa chứng mất ngủ, tóc bạc sớm, sản phụ thiếu sữa (âm huyết hư)
Thành phần: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g, long nhãn 20g.
Cách dùng: Vừng khô rang thơm, giã nhỏ, nấu với gạo tẻ, long nhãn thành cháo hoặc nấu với gạo cẩm.
2.3. Cháo bát tiên chống lão suy, bạc tóc
Thành phần: Vừng đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, hạt dẻ, đại táo. Mỗi vị 30g. Gạo tẻ 50g. Vo sạch 8 thứ.
Cách dùng: Nấu cháo loãng. Ăn nóng với đường. Ăn liền 1 tuần, nghỉ 1 tuần rồi có thể ăn tiếp 1 liệu trình mới.
2.4 Bổ trí não, chữa suy nhược cơ thể, hay quên
Thành phần:Vừng 250g, hồ đào 250g.
Cách dùng: Sao chín. Nấu 500g đường với nước cho quánh. Cho vừng và hồ đào vào làm thành bánh, cắt nhỏ để ăn dần.
2.5. Bánhvừngchữa tóc bạc sớm
Thành phần: Tang thầm 30g, vừng đen 60g, bột nếp 700g, bột tẻ 10g, đường trắng 30g.
Cách dùng: Trộn đều, hấp chín, làm thành bánh, bảo quản, ăn dần.
2.6. Nộm rau sam vừng, dưỡng tóc đen mượt
Thành phần: Rau sam non tươi 500g, xì dầu, tỏi nhánh, dầu vừng vừa đủ.
Cách dùng:Rau sam bỏ rễ cọng già trần qua nước sôi, cắt đoạn ngắn. Tỏi giã nhuyễn trộn rau, dầu, vừng đã rang thơm. Có thể dùng nộm giá đậu nành trần tái để trộn; rau chân vịt hoặc rau muống luộc trộn dầu vừng hoặc vừng, bột vừng tùy khẩu vị.
2.7. Bổ can thận, chủ trị tóc khô, gãy rụngdo can thận hư, tinh huyết bất túc
Thành phần: Thịt nạc 250g, vừng đen 60g, phục linh 60g, cúc hoa 10g.
2.8. Bồi bổ cơ thể dưỡng tóc, đen tócCách dùng:Thịt lợn thái lát ướp gia vị 10 phút. Vừng giã nhuyễn, cúc hoa chỉ lấy cánh hoa. Cho vừng đen và phục linh vào nồi nấu với nước 30 phút rồi bỏ thịt và cúc hoa vào nấu khi thịt chín là ăn được. Ăn cả nước và cái.
Thành phần: Thịt nạc 200g, vừng đen 100g, rong biển150g. Nấu chín ăn.
2.9. Chữa suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể, chống lão suy
Thành phần:Bắp bò 500g chỉ lấy nạc (bỏ hết gân mỡ), vừng đen 160g, hà thủ ô 80g, táo đỏ 6 quả, gừng tươi 2 lát, gia vị vừa đủ.
Cách dùng: Hầm nguyên bắp bò với hà thủ ô, táo, hầm cho chín. Cho vừng đã tán bột vào. Đun thêm10 phút, lấy bắp bò ra, thái miếng, ăn cái, uống thang.
Tin mới
- Lợi ích sức khỏe của trái táo và thời điểm thích hợp để ăn táo - 13/04/2022 03:44
- Sắn dây - vị thuốc thanh nhiệt, giải rượu - 12/04/2022 08:35
- Sử dụng Sữa chua đúng cách - 05/04/2022 03:16
- Quả lựu - Thực phẩm bổ dưỡng, vị thuốc quý - 29/03/2022 06:32
- 6 loại thực phẩm tốt nhất giúp ngừa nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ - 29/03/2022 06:30
Các tin khác
- Mật ong nguyên chất và những lợi ích sức khỏe từ nguồn 'kháng sinh tự nhiên' - 18/03/2022 04:42
- 7 bài bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ - 17/03/2022 03:33
- 9 bài thuốc đơn giản giúp hạ mỡ máu - 16/03/2022 03:27
- 6 món cháo tốt cho trẻ thiếu máu mắc COVID-19 - 14/03/2022 03:39
- 5 loại trà thảo mộc tốt cho người mắc COVID-19 điều trị tại nhà - 11/03/2022 04:09