CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình...
Thứ năm, 17 Tháng 3 2022 10:33

Hẹ là một loại rau gia vị rất phổ biến và là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

1. Đặc điểm của cây hẹ

Hẹ còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu…

 

Tên khoa học Allium odocum L. (Allium tuberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi Alliaceae.

Cây hẹ cung cấp cho ta các vị thuốc:

Cửu thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ.

Hạt hẹ hoặc Semen Allii tuberosi còn gọi là cửu thái tử hay cửu tử.

Cây hẹ là một loại cỏ nhỏ, thường cao 20 – 45cm, toàn cây vò có mùi đặc biệt. Dò (củ) nhỏ, dài mọc thành túm có rất nhiều rễ con. 

Lá hẹp, dài, dày, thường là 4 – 5 lá, dài 10-27cm, rộng 1,5-9mm, đầu nhọn. 

Hẹ - không chỉ là rau gia vị mà còn là vị thuốc quý  - Ảnh 2.

Cây hẹ vừa cho ta rau gia vị vừa là vị thuốc chữa bệnh.

Hoa mọc trên một cọng hoa từ gốc lên, dài 15-30cm, tụ thành xim nhưng co ngắn lại thành tán giả. Hoa màu trắng, cuống hoa dài chừng 10-15mm, đường kính 4mm. 

Hạt nhỏ màu đen, mùa hoa thường vào tháng 6- 7- 8. Quả vào tháng 8-10.

Cây hẹ được trồng khắp nơi ở nước ta để làm rau ăn (gia vị) và để làm thuốc. 

Trong lá và rễ, người ta nghiên cứu thấy có các hợp chất sunfua, saponin và chất đắng. Năm 1948 một tác giả Trung Quốc đã báo cáo chiết được từ dò cây hẹ (củ hẹ) một hoạt chất đặt tên là odorin ít độc đối với động vật cao cấp, nhưng lại có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus aureus và Bacillus coli.

Viện nghiên cứu cây thuốc của Trung Quốc (Bắc Kinh) có sơ bộ nghiên cứu hạt hẹ, phát hiện thấy trong hạt có alkaloid và saponin.

2. Tác dụng dược lý của hẹ

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi hẹ có tác dụng sau:

- Chất odorin trong hẹ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus aureus và Bacillus coli.

- Năm 1961, Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng có báo cáo nước ép tươi của hẹ có tính chất kháng sinh rất cao đối với nhiều loại vi trùng. Tính chất kháng sinh này khá vững bền. Nước cốt ép ở hẹ, ly tâm để bỏ cặn, lấy nước trong, hấp Tyndall (Phương pháp khử trùng gián đoạn) để lâu vẫn giữ được tính chất kháng sinh. Nước hẹ không cay và nóng như tỏi, do đó trẻ nhỏ dễ dùng hơn dùng tỏi.

Tính chất kháng sinh của hẹ chỉ mất một ít sau khi chịu tác dụng của pepsin (để trong môi trường pH 1,4-2; ở tủ ấm 37 độ sau 4 giờ). Nhưng nếu đun nóng (sắc) thì mất hết tác dụng kháng sinh.

Hẹ - không chỉ là rau gia vị mà còn là vị thuốc quý  - Ảnh 3.

Lá hẹ hấp mật ong chữa ho ở trẻ em.

Tính chất kháng sinh của hẹ được tóm tắt trong bảng sau đây:

    Vi trùng

Tên

thuốc

    Staphylo (cm)

    Typhi (cm)

     Flexneri (cm)

     Sonnei (cm)

     Shiga (cm)

Nước hẹ ép tươi

1

1

0,8

0,7

1

0,8

Nước hẹ sau khi chịu tác dụng của pepsin

1

0,5

0,2

0

0,4

0

So sánh tác dụng kháng sinh của hẹ và tỏi

Vi trùng

Tên

thuốc

Staphylo

Typhi

Flexneri

Sonnei

Shiga

Subtilis

Coli

P

B

Nước cốt tỏi

1,8

1,5

1,3

1,5

1,8

2

1,5

1,4

Tỏi sắc

0

0

0

0

0

0

0

0

Nước cốt hẹ

1

1

0,8

0,7

1

0,8

0,6

0,6

Nước sắc hẹ

0

0

0

0

0

0

0

0

3.  Công dụng và liều dùng

Theo kinh nghiệm, lá và củ (dò) thường dùng:

  • Chữa bệnh ho của trẻ em (lá hẹ hấp với đường hay đường phèn trong nồi cơm hoặc đun cách thủy). 
  • Dùng chữa các bệnh kiết lỵ ra máu
  • Làm thuốc bổ giúp tiêu hóa, tốt cho gan, thận (chữa bệnh di tinh, đi tiểu nhiều lần). 

Liều dùng hàng ngày: Từ 20 đến 30g. 

Nước sắc hẹ còn dùng để chữa bệnh giun kim (sắc uống).

Hạt hẹ trong nhân dân được dùng chữa di mộng tinh, tiểu tiện ra huyết, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư. Liều dùng 6 – 12g/ngày.

Theo tài liệu cổ, hẹ có vị cay, ngọt, tính ôn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, mộng tinh, bạch trọc (đái đục). 

Lưu ý: Những người âm hư hỏa vượng không dùng được.

Hẹ - không chỉ là rau gia vị mà còn là vị thuốc quý  - Ảnh 6.

Canh hẹ nấu đậu hũ.

 4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ  

4.1- Bài thuốc chữa cảm mạo, ho do lạnh: Sử dụng 250g lá hẹ, cùng với 25g gừng tươi, cho thêm ít đường đem hấp chín, ăn cái, uống nước, sử dụng liền 5 ngày.

4.2- Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày. Không dùng muối hoặc chỉ sử dụng một chút muối khi chế biến món ăn hoặc sử dụng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, đem nấu canh ăn thường xuyên. Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, cơ thể đã suy nhược.

4.3- Bài thuốc nhuận tràng, chữa táo bón: Sử dụng hạt cây hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần dùng 5g hòa với nước sôi uống, ngày uống 3 lần, dùng liền trong 10 ngày.

4.4- Bài thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Dùng 50g gạo nấu cháo, sau đó lấy 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, rồi thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

4.5- Bài thuốc giúp bổ mắt: Sử dụng 150g rau hẹ, 150g gan dê thái mỏng, ướp gia vị rồi xào với rau hẹ. Cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

4.6- Bài thuốc hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Sử dụng 200g rau hẹ, 200g tôm nõn, xào ăn với cơm.

4.7- Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém: Sử dụng 20g hạt hẹ, gạo 100g, đem nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi

TIÊU ĐIỂM

Nghệ sĩ Trần Lập qua đời ở tuổi 42
Sau 4 tháng chiến đấu với bệnh ung thư trực tràng, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường đã trút hơi...
Bớt hội họp để tập trung chống xâm nhập mặn
Tỉnh ủy Bến Tre chỉ đạo các cấp giảm hội họp, huy động cả hệ thống chính trị để phòng,...
Sở Y tế Đắk Lắk xin lỗi nữ sinh bị cưa chân
Chiều 17/3, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức họp báo thông tin về trường hợp nữ sinh Lê Thị...