Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây, có hơn 600 triệu người mắc bệnh do ăn phải các thực phẩm ô nhiễm và khoảng 420.000 ca tử vong. Đáng chú ý, gần 1/3 ca tử vong là ở trẻ em.
Từ những ước tính ban đầu về tác động của bệnh tật do thực phẩm "bẩn" gây ra, Tổ chức sức khoẻ của Liên hợp quốc nhận định, cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh do thực phẩm nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, các chất độc và hoá chất.
Báo cáo công bố tại Geneva của WHO dựa trên việc phân tích dữ liệu tính đến năm 2010 này cho thấy có 31 yếu tố khác nhau trong thực phẩm ô nhiễm. Chúng chính là thủ phạm khiến hàng trăm triệu người mắc các bệnh cấp tính và mãn tính nghiêm trọng như ung thư - một căn bệnh không xuất hiện trong ngày một ngày hai.
Châu Phi và Đông Nam Á là những khu vực có tỉ lệ tử vong cao nhất với 312.000 ca liên quan với thực phẩm "bẩn" mỗi năm, trong khi ở châu Âu chỉ là 9.000 ca và Mỹ là 5.000 ca – những nơi mà luật về an toàn thực phẩm chặt chẽ hơn.
Đặc biệt, các mầm bệnh trong thực phẩm "bẩn" rất ưa thích những cơ thể có hệ thống miễn dịch chưa đủ mạnh như trẻ em. Hậu quả là dù chỉ chiếm 9% dân số nhưng số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh do thực phẩm "bẩn" chiếm tới 40% số người mắc và chiếm 1/3 ca tử vong - báo cáo chỉ rõ.
Cùng với việc giết chết khoảng gần nửa triệu người mỗi năm, bệnh do thực phẩm "bẩn" còn làm suy giảm chất lượng sống của ngay cả những người may mắn sống sót. Bởi chúng có thể lập tức gây ra các triệu chứng như nôn vọt, tiêu chảy hay tích tụ thành các bệnh như ung thư, suy thận hay suy gan, rối loạn não bộ và thần kinh.... Trong đó, bệnh tiêu chảy do ăn phải thịt sống, thịt nấu chưa chín kỹ; trứng và các sản phẩm từ sữa nhiễm khuẩn salmonella, E.coli hay khuẩn campylobacter... là phổ biến nhất.
Cụ thể, theo báo cáo, có khoảng 550 triệu người mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến thực phẩm mỗi năm, trong đó 96.000/230 ngàn người tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi.
Danh sách cũng liệt các ký sinh trùng như sán dây Taenia Solium và chất độc aflatoxin có trong ngũ cốc mốc liên quan chặt chẽ với nguy cơ ung thư gan, ung thư thận.
Với bản báo cáo này, ông Kazuaki Miyagishima, phụ trách về An toàn thực phẩm của WHO, tin rằng những số liệu gây sốc trên sẽ thúc đẩy các quốc gia tăng cường các động thái để đảm bảo sự an toàn của thực phẩm tại quốc gia mình.
Theo WHO
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Việt Nam thực hiện ca ghép tế bào gốc chữa xơ phổi đầu tiên trên thế giới - 31/10/2017 03:27
- Phòng tránh dị tật thai nhi: Những kiến thức cần thiết - 12/10/2017 03:50
- Lưu ý khi chăm sóc người bệnh Parkinson - 18/09/2017 07:22
- Những tác dụng tuyệt vời của cây rau mùi - 02/03/2017 03:54
- Lỗi cha mẹ hay mắc khi nuôi con nhỏ - 30/01/2016 02:25