Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ hai, 18 Tháng 9 2017 14:22

Bệnh Parkinson khiến cho người bệnh bị rối loạn chức năng vận động, gây tâm lý tự ti, giảm sút nghiêm trọng chất lượng sống cũng như sự hòa nhập xã hội bị cản trở. Chăm sóc người bệnh Parkinson cần lưu ý điều gì?

Bệnh Parkinson là bệnh lý thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến chức năng vận động và được xem như là bệnh lý rối loạn vận động. Bệnh Parkinson là hậu quả của sự thiếu hụt dopamine do các tế bào thần kinh sản xuất chất dẫn truyền thần kinh này bị thoái hóa. Thiếu hụt dopamine làm cho bệnh nhân vận động chậm hơn do đó cần nhiều thời gian hơn để thực hiện những động tác vận động.

Triệu chứng đặc trưng

Hay gặp nhất là rung. Điển hình xảy ra lúc nghỉ ngơi. Nặng hơn khi bệnh nhân lo lắng hay kích thích. Làm cho ăn uống trở nên khó khăn. Thêm vào đó là cứng đờ và vận động chậm chạp. Tức là khó khăn trong việc xoay trở người, đứng dậy khi đang ngồi, hay thực hiện các động tác của bàn - ngón tay như viết hay cài nút áo. Vẻ mặt thờ ơ, khó biểu đạt cảm xúc.

Chăm sóc, theo dõi

Điều trị chủ yếu đối với bệnh Parkinson là sử dụng thuốc. Hầu hết các thuốc hướng tới mục đích cải thiện triệu chứng thông qua việc gia tăng hàm lượng dopamine ở não, kích thích các tế bào thần kinh tiết dopamine hay ức chế hoạt động các yếu tố khác (men giáng hóa Dopamine). Thời gian sử dụng thuốc là rất quan trọng và việc kiểm soát triệu chứng sẽ đạt hiệu quả tối ưu chỉ khi dùng thuốc hợp lý về mặt thời gian. Nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc đúng giờ, hậu quả có thể nghiêm trọng, hiệu quả kiểm soát triệu chứng mất đi. Thí dụ  bệnh nhân có thể đột ngột không ăn, uống được, không thể ngồi dậy hay tự thực hiện đại tiểu tiện và khi đó cần nhiều thời gian hơn để cải thiện triệu chứng.

Người chăm sóc cần biết đến hiện tượng “mở, tắt” ở bệnh Parkinson. Một số bệnh nhân trong tình trạng “mở” khi thuốc tác dụng, các triệu chứng được kiểm soát tốt. Nếu ở trạng thái “tắt”, các triệu chứng không được kiểm soát, bệnh nhân trở nên khó khăn trong vận động và di chuyển.

Chú ý: Bệnh nhân có thể chuyển từ trạng thái “mở” sang trạng thái “tắt” rất nhanh giống như một công tắc điện.

Người chăm sóc cũng cần chú ý lựa chọn chế độ ăn đa dạng và cân bằng cho bệnh nhân, ghi nhận tình trạng khó nuốt và các dấu hiệu suy dinh dưỡng do ăn uống khó gây ra. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần có thời gian để bệnh nhân trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Điều này không có nghĩa là bệnh nhân không lắng nghe hay không hiểu. Người chăm sóc sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong những điều kiện khác nhau, hướng dẫn sử dụng thuốc, đưa ra lời khuyên và thông tin về bệnh Parkinson phù hợp với từng bệnh nhân.

Chế độ ăn

Ăn nhiều loại thực phẩm mỗi ngày. Bổ sung vitamin cần thiết khi có chỉ định của bác sĩ.

Chọn các thực phẩm ít chất béo bão hóa và cholesterol. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây nhất là những loại chứa nhiều chất chống ôxy hóa như rau quả có màu xanh đậm, đỏ tươi.

927PBKT 3

Tăng cường ăn rau xanh, trái cây nhất là những loại chứa nhiều chất chống ôxy hóa như rau quả có màu xanh đậm, đỏ tươi

 

Bệnh Parkinson cũng như thuốc điều trị thường gây táo bón. Vì vậy, người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu sẽ giúp việc nuốt, tiêu hóa cũng như bài tiết thuận lợi hơn.

Hạn chế dùng muối và đường.

Mỗi ngày uống 2-3 lít nước, nhưng hạn chế dùng các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, socola vì các loại nước uống này có thể làm tay chân run thêm.

Chú ý: Vitamin B6 có nhiều trong chuối, thịt bò, gan, bột yến mạch, khoai tây, đậu phộng và ngũ cốc nguyên hạt sẽ gây trở ngại cho hoạt động của L-dopa. Vậy nếu đang dùng L-dopa thì nên dùng những thực phẩm này ở mức chừng mực.

927PBKT 1

Bệnh Parkinson khiến cho người bệnh bị rối loạn chức năng vận động, gây tâm lý tự ti, giảm sút nghiêm trọng chất lượng sống

(ảnh Lao động)

Đậu xanh là một nguồn cung cấp tự nhiên levodopa, nên người bệnh có thể tăng cường sử dụng. Đạm trong thức ăn có thể ngăn cản sự hấp thu levodopa, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, nên chia bữa ăn đạm thành nhiều lần hoặc ăn vào ban đêm để cơ thể không bị thiếu đạm.

927PBKT 2

Nên cho bệnh nhân Parkinson ăn nhiều loại thực phẩm mỗi ngày, bổ sung vitamin cần thiết khi có chỉ định của bác sĩ

 

Tóm lại, bệnh Parkinson ảnh hưởng đến chức năng vận động, tâm lý và hóa nhập xã hội của người mắc. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể được kiểm soát tốt và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân nếu có sự hỗ trợ, hướng dẫn và chăm sóc toàn diện, đặc biệt là của người thân trong gia đình.

 

 

Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi