Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ năm, 24 Tháng 3 2022 16:16

Flavonoid là các hợp chất hóa học được tìm thấy trong thực vật tạo cho chúng có nhiều màu sắc. Nghiên cứu cho thấy flavonoid mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngừa ung thư, chống lão hóa…

Tác dụng của flavonoid

Theo các nhà khoa học, lý do chính khiến flavonoid tốt cho sức khỏe là do chúng có tác dụng chống viêm và là chất chống oxy hóa.

Chất chống oxy hóa giúp chống lại sự viêm nhiễm và lão hóa. Flavonoid cũng có các đặc tính giúp ngăn ngừa cục máu đông.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, flavonoid trong các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột, làm giảm huyết áp.

photo-1648046452855

Flavonoid có nhiều trong thực vật

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà flavonoid đóng vai trò trung tâm trong các chế độ ăn uống lành mạnh như: Chế độ ăn Địa Trung Hải, DASH (chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp) và MIND (là sự kết hợp giữa chế độ ăn uống DASH và Địa Trung Hải nhằm mục đích giảm chứng mất trí nhớ và sự suy giảm sức khỏe não bộ, thường xảy ra khi con người già đi)

Những chế độ ăn uống này được các chuyên gia sức khỏe tim mạch và não bộ khuyến khích nhất. Mặc dù có một số khác biệt, cả ba đều tập trung nhiều vào trái cây, rau, quả hạch và đậu… giàu flavonoid.

Flavonoid có ở đâu?

Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến nghị người lớn nên ăn 1,5-2 cốc trái cây mỗi ngày và 3-4 cốc rau. Hầu hết mọi người không nhận đủ flavonoid, phần lớn là do họ không ăn đủ trái cây và rau quả được khuyến nghị hàng ngày. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, chỉ 1/10 người trưởng thành ở Mỹ ăn đủ rau và chỉ 1/8 ăn đủ lượng trái cây.

Flavonoid được tìm thấy trong rất nhiều loại trái cây, rau và các loại thực phẩm, nên không khó để đưa chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng được tìm thấy trong các loại quả mọng, anh đào, táo, nho, tỏi tây và các loại rau lá xanh như rau bina, xà lách và cải xoăn…

Các nhà khoa học khuyến cáo, nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu flavonoid để có giá trị dinh dưỡng lớn nhất. Ăn nhiều loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau.

Nếu bạn không quen ăn nhiều sản phẩm, bạn có thể đưa nó vào chế độ ăn uống của mình một cách từ từ: Hãy ăn thêm một miếng trái cây mỗi ngày và hãy đặt thêm một loại rau vào đĩa của bạn vào bữa tối. Cố gắng cải thiện toàn bộ chế độ ăn uống có thể khó khăn đối với bạn, vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách thực hiện từ những thay đổi nhỏ.

Ăn thực phẩm tươi, toàn phần là cách tốt nhất để có được lượng flavonoid bạn cần. Nhưng nếu trái cây tươi không có sẵn, hỗn hợp quả mọng đông lạnh là một lựa chọn tốt. Trái cây và rau quả được đông lạnh nhanh giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao, dễ bảo quản và có thể thêm đa dạng vào đĩa ngay cả khi trái mùa.

Bạn cũng có thể dùng đồ uống giàu flavonoid như: Rượu vang đỏ và trà, đặc biệt là trà đen hoặc trà xanh, là những nguồn tốt cung cấp chất này.

Trái cây và rau quả cũng có thể được ép thành nước trái cây hoặc sinh tố, nhưng việc ép trái cây ít lý tưởng hơn vì nó loại bỏ nhiều chất xơ có lợi. Tuy nhiên nếu đó là cách duy nhất bạn có thể đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình, thì hãy làm điều đó.

Sô cô la đen cũng là một cách ngọt ngào để bổ sung flavonoid tuyệt vời cho bạn.

Có rất nhiều thực phẩm chứa flavonoid, vì vậy hãy lựa chọn thực món mình thích… Bất kỳ ai đã theo chế độ ăn Địa Trung Hải, DASH hoặc MIND hoặc bất kỳ chế độ ăn kiêng nào từ thực vật chất lượng cao, đều không phải lo lắng thiếu chất này.

Mục tiêu là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và nếu chúng ta đang làm điều đó, chúng ta sẽ tiêu thụ đủ flavonoid.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi