Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Từng giành 16 HCV trong hai kì ParaGames 2 và 3, nhưng giờ đây chị Nhữ Thị Khoa đang phải vật lộn với cuộc mưu sinh và cùng con gái chiến đấu căn bệnh hiểm nghèo.
Nỗi lòng với số phận trắc trở
Chúng tôi tìm đến căn nhà trên đường Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ chừng 40 tuổi đang lê từng bước chân nhọc nhằn chuẩn bị cho buổi chợ chiều.
Nếu không nói thì không mấy ai biết người phụ nữ khuyết tật ấy từng được mệnh danh là “cô gái vàng” của thể thao Việt Nam vào những năm 2003 – 2005. Chị là Nhữ Thị Khoa từng xuất sắc giành 16 HCV trong hai kỳ ParaGames 2 và 3.
Chị Khoa trên đường thi đấu
Chị Khoa sinh năm 1971, quê ở Ứng Hòa, Hà Nội. Bỏ lại ánh hào quang rực rỡ và những chặng đường đua... chị Khoa trở về với thiên chức làm vợ, làm mẹ. Hàng ngày chị vẫn tất bật với “đấu trường” mưu sinh để kiếm tiền nuôi con gái 10 tuổi mắc bệnh rối loạn sinh tủy.
Thấy có khách tới thăm nhà, chị Khoa tạm gác lại công việc của mình để trò chuyện. Chị nhìn chúng tôi bằng ánh mắt đượm buồn rồi nở nụ cười trầm mặc trên gương mặt in hằn nhiều vất vả.
Chị nói nhỏ nhẹ như không muốn lộ rõ sự mệt mỏi và nỗi lòng của người mẹ cứ dăm bữa, nửa tháng lại tất tả đưa con gái Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương điều trị.
Sinh ra trong gia đình thuần nông ở Ứng Hòa, chị Khoa vốn như bao đứa trẻ khác. Nhưng cơn sốt khi chị lên 3 tuổi đã vĩnh viễn cướp đi sự lành lặn của đôi chân và phải gắn bó với xe lăn từ đó.
Bỏ điền kinh về với cuộc sống
Không chịu đầu hàng số phận, chị Khoa theo bạn bè ra thành phố mưu sinh. Chị chọn cho mình công việc bán bánh mì trên phố Trần Xuân Soạn (Hà Nội) để có thu nhập.
Đó cũng là quãng thời gian chị bén duyên với bộ môn thể thao điền kinh dành cho người khuyết tật và gặt hái được không ít thành công. Tuy nhiên, khi bỏ lại đằng sau những thành tích ấy, chị Khoa lại tất tả với công việc bán bánh mì để mưu sinh.
“Tôi đã dừng sự nghiệp của mình khi đang ở đỉnh cao để xây dựng gia đình vào năm 2005. Nhưng mãi sau này tôi mới phát hiện chồng mình đã có vợ. Đắng cay, chua chát lắm nhưng tôi luôn dặn lòng phải biết bỏ qua những đố kỵ trong lòng để hiểu rằng, anh ấy cũng đã cố gắng hết sức để vun đắp cho tôi và cả đứa con nhỏ”, chị Khoa chua chát nói.
Chị Khoa đang lê từng bước khó khăn lên chiếc xe ba bánh để đi mưu sinh
Năm 2006, bé Yến Chi ra đời giúp chị có thêm động lực để tự mình vượt qua những nỗi đau, những khó khăn mà cuộc sống liên tiếp đổ dồn xuống đôi vai gầy. Thế nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang, tháng 8/2014, bé Yến Chi được các bác sĩ chẩn đoán mắc chứng bệnh rối loạn sinh tủy.
“Đó thực chất là một dạng bệnh ung thư khiến bệnh nhân không còn khả năng sản sinh ra hồng cầu, luôn cần tiếp máu để duy trì sự sống. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi vì thiếu máu, cơ thể xuất hiện các vết bầm tím không rõ lý do. Chính những vết bầm tím xuất hiện trên da giúp tôi phát hiện ra bệnh của con mình”, chị khẽ gạt nước mắt kể tiếp.
Khi chúng tôi hỏi liệu bé Chi đã biết được căn bệnh hiểm nghèo mình đang mắc phải, chị Khoa chỉ thở dài cho hay, có lẽ bé đã dần cảm nhận được nhưng không hiểu hết sự nguy hiểm của căn bệnh đó.
“Đã có lúc tôi có ý định bán nhà để lấy tiền chữa bệnh cho con. Nhưng qua tìm hiểu, tôi biết sẽ chẳng có sự kỳ diệu nào giúp con khỏi hoàn toàn nên bản thân lại bươn chải đủ việc để kiếm tiền đưa con đi điều trị, kéo dài sự sống. Dù sao tôi vẫn ước, có một phép màu đến với hai mẹ con. Cứ nghĩ tới một ngày, con sẽ mãi mãi ra đi mà tôi không cầm được nước mắt. Bao đêm tôi khóc nhưng không muốn con biết...”, chị Khoa rơi nước mắt bộc bạch.
Trên gương mặt chị lúc nào cũng vương nét buồn.
Trước đây mưu sinh bằng bán bánh mỳ, hiện nay chị bán hoa quả ở chợ gần nhà để có nhiều thời gian gần con hơn. “Có nhiều lúc tôi cũng nhớ những đường đua nhưng có lẽ chỉ là nhớ thôi...”, chị Khoa ngậm ngùi.
Kể lại cho chúng tôi câu chuyện cuộc đời mình nhưng trong đầu chị Khoa lúc nào cũng hình dung ra cảnh đau đớn của con, gương mặt con dần tái mét của bé sau cánh tay chị. Có lẽ từ lâu, người phụ nữ mạnh mẽ này học cách chấp nhận đương đầu với những bộn bề của số phận.
“Thu nhập từ công việc bán hoa quả của tôi cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình. Giá như đôi chân lành lặn, tôi sẽ giúp được nhiều hơn cho con”, chị Khoa tâm sự thêm.
Lần đầu tiên, công chúng nhớ tên chị Nhữ Thị Khoa là năm 2003 khi tham gia giải tiền ParaGames (Hà Nội) và bất ngờ giành được 3 HCV. Đang đà bước lên bục vinh quang, tháng 12/2003, tại giải ParaGames 2 tổ chức ở Việt Nam, chị Khoa tiếp tục giành được 5 HCV. Năm 2005, tại giải Tiền Para Games, VĐV khuyết tật Nhữ Thị Khoa bước lên đỉnh cao của sự nghiệp thi đấu khi xuất sắc giành được 3 HCV và đến Para Games 3 (Philippines) đạt được 5 HCV (trong đó có 3 HCV cá nhân và 2 HCV đồng đội) đồng thời phá 3 kỷ lục Para Games.
Nguồn: Báo Em Đẹp
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Ông bại liệt, bà già yếu, nữ sinh mồ côi cặm cụi làm thuê lấy tiền vào đại học - 14/08/2016 10:04
- Hãy cùng tiếp sức cho cậu học trò mồ côi - 12/08/2016 04:20
- Xót cảnh cha tàn phế, con bệnh tật không nơi bấu víu - 11/08/2016 05:47
- Ngã vào bếp lửa, bé trai 10 tháng tuổi nguy kịch - 11/08/2016 05:43
- Nữ sinh mồ côi cha mẹ cật lực làm thuê kiếm tiền vào đại học - 09/08/2016 03:42
Các tin khác
- Hai đứa trẻ mồ côi cần lắm sự giúp đỡ của cộng đồng - 01/08/2016 05:14
- Đẫm nước mắt người mẹ bán xôi và đứa con nuôi ung thư - 21/07/2016 07:34
- Xót xa 2 mẹ con nhường nhau một suất ăn khi cùng đi chữa bệnh - 21/07/2016 02:53
- Nguy kịch tính mạng sau khi đá bóng bị toác chân - 21/07/2016 02:47
- Thương người phụ nữ 11 năm liệt giường vì mắc bạo bệnh - 21/07/2016 02:37