Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Nếu như nhiều học sinh sau một quá trình ôn thi mệt nhọc và căng thẳng được xả hơi thì Hoa- cô nữ sinh mồ côi cả bố lẫn mẹ lại cặm cụi làm thuê làm mướn. Từ sáng đến đêm bưng bê, rửa bát đến trợt da tay chỉ mong đủ tiền vào giảng đường đại học.
Tôi gặp cô nữ sinh tội nghiệp nhưng đầy nghị lực ấy ở một quán cơm gần bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Trong cái nắng chói chang của tháng 8, cái dáng người gầy gò ấy cứ luôn chân, luôn tay với những công việc của một người giúp việc ở quán cơm. Khi thì bưng bê, lúc lại rửa bát, em cứ như con thoi, thoăn thoắt. Những giọt mồ hôi vã ra trên khuôn mặt quá đỗi nhọc nhằn.
Em là Nguyễn Thị Hoa, học sinh trường THPT Hậu Lộc 3. Theo chân em về căn nhà em ở thôn Ngọc Trì, xã Đại Lộc (Hậu Lộc- Thanh Hóa) - nơi có ông bà nội già đã ngoài 70 tuổi. Ông nội thì bại liệt chỉ nằm ngồi một chỗ còn bà nội thì quanh năm ốm đau mới thấy hết được nỗi khổ của cô nữ sinh mồ côi này.
Căn nhà cấp bốn tuềnh toàng nằm ở cuối làng. Ông trưởng thôn Ngô Quang Trực bùi ngùi khi nói với chúng tôi về gia cảnh của Hoa. Rằng bố mẹ Hoa đã bỏ đi từ khi cô bé mới chập chững biết đi. Căn nhà này nếu năm 2010, xã không quyên góp sửa lại thì nó còn dột nát hơn nữa. Rằng gia đình Hoa thuộc diện hộ nghèo “kinh niên” của thôn và nếu không có tiền trợ cấp con mồ côi và trợ cấp tàn tật của ông Thích (ông nội Hoa) thì không biết họ sống ra sao.
Tôi đã cố gắng tìm trong căn nhà vật dụng gì giá trị nhưng quả thật ngoài hai chiếc giường cũ kỹ và chiếc quạt từ thời cổ nào đó thì không một vật gì khác.
Tuổi thơ của em là những tháng ngày lầm lũi cùng ông bà trên những cánh đồng, hay những buổi trưa hè theo bà đi bắt con cua, con cá…Em lớn lên trong vòng tay nuôi dạy của ông bà nội cùng với sự đùm bọc của bà con hàng xóm. Trong trái tim non nớt của cô bé thì hai tiếng “bố mẹ” chỉ có trong truyện cổ tích. Bởi thế mà tuổi thơ của em không những thiếu thốn về tình cảm mà thiếu thốn, đói nghèo cả về vật chất.
Điều đáng nói là dù nghèo khó đến như vậy, nhưng thật đáng khâm phục là cô bé Hoa đã luôn nghị lực để vươn lên.
Vượt qua mọi khó khăn, năm nào Hoa cũng là học sinh khá giỏi của trường. Trong kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử năm lớp 9 em được giải Nhì cấp huyện. Năm lớp 12 thì đạt giải Khuyến khích kỳ thi cấp tỉnh cũng môn thi này.
Cô nữ sinh này tâm sự mong muốn của em là ra Hà Nội học nhưng vì ông bà già yếu không nuôi nổi em, sợ rằng cô không thể tự mình xoay sở làm thêm giữa đất thủ đô và ở gần nhà để thi thoảng về thăm ông bà nên đã đăng ký nguyện vọng thi vào Khoa Sư phạm mỹ thuật, trường Đại học văn hóa thể thao du lịch Thanh Hóa. Và em đã trúng tuyển với số điểm 23 (Hình họa: 8; Văn: 8; bố cục màu: 6).
Đam mê học vẽ từ nhỏ, ngoài giờ học hay những khi nhớ bố mẹ, cô bé lại mày mò tập vẽ đủ thứ. Bốn bức tường treo quanh nhà dán đầy những bức hình em vẽ. Có lẽ thế mà cô nữ sinh từ lâu đã ấp ủ ước mơ được làm cô giáo dạy vẽ.
Trước kỳ thi đại học, em giấu ông bà một mình lặng lẽ lên thành phố tìm học vẽ trong thời gian 3 tháng. Để có tiền học Hoa đã phải dành dụm tiền hỗ trợ học sinh nghèo, tiền học bổng, tiền thưởng đội tuyển học sinh giỏi. Trong 3 tháng học vẽ buổi trưa Hoa thường lang thang ngoài đường, hoặc vào bệnh viện xin ngủ nhờ. Hôm thì lót dạ cái bánh mì, hôm thì nhịn đói.
Vừa biết được đỗ đại học là Hoa khăn gói lên thành phố kiếm việc làm. Qua trung tâm giới thiệu việc làm, lúc đầu họ giới thiệu cho em công việc chăm sóc bệnh nhân già, làm được một thời gian họ thấy em nhỏ quá nên cho nghỉ. Sau đó em tự tìm được việc làm ở quán cơm gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Công việc tương đối vất vả, phải dậy từ lúc 4 giờ sáng, làm tới tận 21h mới được nghỉ, ông bà chủ trả cho em 3 triệu/tháng. Hoa bảo, em đang cố gắng kiếm tiền để lấy tiền nhập học. Đi học rồi, ngoài giờ em cũng vẫn xin làm việc ở đây để lấy tiền trang trải cho việc học. Điều mà cô nữ sinh này lo lắng đó là không biết sau này đi học thì họ có còn thuê em nữa hay không. Không có tiền, em sợ ước mơ của em không thể thành hiện thực. Trong đôi mắt của cô nữ sinh 18 tuổi hằn lên nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Ngồi bên cạnh em, bà Mai Thị Phụng (70 tuổi) bà nội của Hoa không giấu được nỗi nghẹn ngào. Người mẹ như bà cho đến giờ cũng không thể hiểu vì sao bố mẹ Hoa lại bỏ đi biệt xứ để lại đứa con gái từ khi còn đỏ hỏn cho bà.
“Ông thì bị liệt ngồi một chỗ, không nói được, cho gì ăn nấy, mọi sinh hoạt 2 bà cháu đều phải làm thay. Nhà làm hơn 2 sào ruộng, may mà được trợ cấp của xã hội nếu không chúng tôi không biết lấy gì để sống. Ban đầu cũng chỉ định cho nó học biết mặt chữ, nhưng thấy nó thông minh, chịu khó, chúng tôi cũng thấy mừng. Thấy ông bà nghèo khổ, nhiều lần nó định bỏ học đi làm thuê lấy tiền giúp đỡ nhưng chúng tôi không cho nên nó lại gắng tiếp tục học, giờ nó đậu đại học không biết rồi sẽ tính sao đây…” – bà Phụng ngắt giữa chừng câu nói rồi thở dài. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt già nua đến tội nghiệp. Tôi cảm nhận được những giọt nước mắt bất lực của một người đã gần đất xa trời sao mà xót xa đến thế.
Nói về Hoa- cô học trò nghèo, cô giáo Hà Thị Lệ Thủy, giáo viên chủ nhiệm của Hoa chia sẻ: “Hoa thật sự là một học sinh đầy nghị lực. Hoàn cảnh như vậy nhưng em luôn cố gắng vươn lên. Kết quả kỳ thi vừa qua là cả một sự nỗ lực lớn. Nhiều lần em có ý định bỏ học để đi làm thuê lấy tiền nuôi ông bà nhưng nhà trường luôn động viên em để em tiếp tục đến trường. Không có tiền để đi thi, tôi phải đóng tiền lệ phí thi cho em và đưa đón em những ngày thi quốc gia. Chỉ mong sao em đậu đại học để thoát khỏi cái nghèo và cũng là bù đắp những nỗ lực, cố gắng bấy lâu của em”.
Chiều nay, trong cái nắng chói chang, Hoa lại vội vàng bắt xe lên thành phố để kịp cho ngày làm việc. 18 tuổi, cô bé đã phải bươn trải mưu sinh giữa cuộc đời, chắt chiu từng đồng tiền rửa bát, dọn dẹp để có tiền mong bước chân vào giảng đường…Rồi đây những đồng tiền rửa bát không biết có đủ nuôi giấc mơ của cô nữ sinh mồ côi tội nghiệp này hay không....
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về
Em Nguyễn Thị Hoa, thôn Ngọc Trì, xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa
SĐT: 0985.265.814
Nguồn: Dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Chồng bị sét đánh chết, vợ ung thư con nhỏ nheo nhóc - 24/08/2016 01:27
- Bố chỉ còn vài trăm ngàn con cần phẫu thuật - 22/08/2016 02:58
- Chồng bỏ đi, người phụ nữ gồng mình nuôi con ung thư hạch - 22/08/2016 02:55
- Cha mẹ bỏ nhau, bé u não cầu cứu - 22/08/2016 02:51
- Nghẹn lòng trước cảnh 2 đứa con thơ chăm bố bệnh tật, mẹ tai nạn nằm liệt giường - 18/08/2016 07:51
Các tin khác
- Hãy cùng tiếp sức cho cậu học trò mồ côi - 12/08/2016 04:20
- Xót cảnh cha tàn phế, con bệnh tật không nơi bấu víu - 11/08/2016 05:47
- Ngã vào bếp lửa, bé trai 10 tháng tuổi nguy kịch - 11/08/2016 05:43
- Nữ sinh mồ côi cha mẹ cật lực làm thuê kiếm tiền vào đại học - 09/08/2016 03:42
- Cựu VĐV từng giành 16 HCV chật vật mưu sinh - 09/08/2016 03:26