VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...74 tuổi bà không còn khỏe nữa nhưng vẫn phải gắng gượng từng ngày sống để chăm con gái nay đã ngoài 40 nhưng lại chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3. Nhìn con, nghẹn ngào bà ước: "Ông trời có thương thì cho nó đi trước tôi để tôi còn lo cho nó mồ yên, mả đẹp rồi tôi mới yên lòng nằm xuống, còn nó mà đi sau tôi thì không biết ai sẽ lo cho nó, ai sẽ cho chăm được cho nó".
Hoàn cảnh đáng thương đó là của mẹ con bà Nguyễn Thị Nhẩn ở thôn Đồng Rồi, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam mà chúng tôi đã có dịp về thăm. Căn nhà nhỏ nằm một mình gần trạm bơm của làng trông lại càng heo hút hơn nếu như cả ngày không có ai lui tới. Bà bảo trước ở đây là túp lều nhỏ mà ông bà ở để nhận việc trông coi trạm bơm này nhưng từ ngày ông mất bà cũng không làm được nữa, rồi túp lều cũng sập, bà được một đơn vị cho hơn 30 triệu để xây căn nhà nhỏ này để che mưa, che nắng.
Bà Nhẩn không cầm được nước mắt khi kể chuyện cuộc đời của mình.
Con gái bà chị Nguyễn Thị Tươi nay đã 46 tuổi nhưng không khác gì 1 đứa trẻ.
74 tuổi, cuộc đời bà có lẽ sẽ không lận đận và khổ như bây giờ nếu như không có mặt của người con gái Nguyễn Thị Tươi (sinh năm 1970). Bị thần kinh từ ngày nhỏ, chị Tươi cả ngày chỉ ngồi 1 góc, nhìn, cười rồi lại rú lên những tiếng không ai biết. Thương con, bà chỉ biết nén nỗi đau và sự ngậm ngùi, bà bảo:
"Nó có muốn thế đâu, mà mình cũng không mong con thế. Ông trời bắt nó như vậy thì mình phải chịu thôi. Nhưng nghĩ cả cuộc đời tôi tủi thân lắm, cứ nhìn nhà hàng xóm con cái người ta bình thường, chúng lấy chồng lấy vợ sinh con, vậy mà con mình thì như này thì buốt hết cả ruột chị ạ".
Bà thương con nhưng cũng thương chính bản thân mình, Bà chỉ sợ nếu chết trước con thì ai sẽ lo cho con.
Nói rồi bà lại ngồi lặng im nhưng nước mắt vẫn không ngừng rơi trên gương mặt già nua, mỏi mệt. Nghèo khổ và tuổi già khiến bà lại càng kiệt quệ nhưng biết làm sao khi ở hoàn cảnh này, bà không có sự lựa chọn, chỉ biết yêu thương, chăm sóc con bằng cả tấm lòng mình để sau này có về với đất bà cũng không lấy gì làm ân hận.
Hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của bà, anh Nguyễn Văn Chiên – Trưởng thôn Đồng Rồi ái ngại tâm sự: "Bản thân bà là thanh niên xung phong, đã từng tham gia vào những trận địa ở tận trong Quảng Bình, Quảng Trị rồi mới về quê lấy chồng, sinh con. Chồng bà chết từ lâu rồi, để bà nuôi cô Tươi trong muôn vàn nỗi khó khăn, vất vả. Cô Tươi hiện đang được nhận mức trợ cấp 270.000 đồng dành cho người tàn tật, bản thân bà Nhẩn cũng được vài trăm nghìn mỗi tháng nhưng không thấm vào đâu vì cứ được thời gian là gia đình phải cho cô Tươi lên bệnh viện. Nhìn bà cả làng ai cũng thương, cũng xót nhưng không giúp được gì cả".
Bà ước ông trời mang con gái đi trước mình để mình còn lo mồ yên mả đẹp cho nó.
Chị Tươi những lần lên cơn phải cho đi bệnh viện.
Nghe tiếng anh Chiên nhắc đến tên mình, chị Tươi ngồi tựa cửa sổ nhoẻn miệng cười toét rồi lại tự mình nói những điều không ai hiểu. Bà Nhẩn bảo bình thường nó cũng hiền lắm, nhưng thi thoảng lên cơn là chân tay co rút, rồi lại như động kinh khiến bà không biết phải xoay sở ra sao. Nhà đã ở một mình một góc, đêm nào con lên cơn rú, cơn hét là bản thân bà cũng hoảng sợ, chứ chưa nói gì đến những người ở gần.
Thương con, lại sống cảnh vất vả, nhọc nhằn thành ra bà chỉ ước: "Nếu ông trời có thương thì cho nó đi trước tôi để tôi sống còn lo cho nó xong rồi tôi cũng đi luôn. Chứ nó là đi sau tôi thi không biết lấy ai lo cho nó, rồi nó sẽ như thế nào nữa..."
74 tuổi cuộc đời bà là 1 chuỗi những nước mắt trong sự ngậm ngùi.
Nói ra điều này bà lại òa khóc nức nở, bà bảo nghe sờ sợ và cảm giác có tội với con nhưng thực tế đúng là như vậy thì bà mới yên lòng. 74 tuổi, bà đã bước sang bên kia cái dốc cuộc đời vậy mà vẫn trăn trở, đau đáu một nỗi về con, rằng tối nay con ăn gì, mặc gì khi mà những tiếng cười vô thức lại đang nổi lên nghe đáng sợ, lạnh lùng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Bà Nguyễn Thị Nhẩn ở thôn Đồng Rồi, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Số ĐT: 0166.995.3637
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Chồng sống thực vật, nay con trai duy nhất lại ung thư ác tính - 09/07/2016 00:18
- Vợ chồng nghèo nuốt nước mắt nhìn con thơ mắc trọng bệnh - 08/07/2016 07:09
- "Con không muốn chết, con muốn đến trường" - 08/07/2016 02:56
- Rơi nước mắt cảnh người phụ nữ mất chồng, 2 con trai mang bệnh hiểm nghèo - 07/07/2016 03:46
- 3 cháu bé côi cút cần lắm sự sẻ chia của cộng đồng - 04/07/2016 02:56
Các tin khác
- Tâm sự đẫm nước mắt của nữ sinh có cha, mẹ, chị gái mắc bệnh tâm thần - 03/07/2016 00:45
- Vợ chết, chồng vá xe đạp nuôi con ung thư phổi - 02/07/2016 06:45
- Nhà nghèo, cô bé lớp 6 phải làm “bác sĩ” tiêm cho mẹ - 02/07/2016 01:09
- Bố mẹ phụ hồ, con trai bị ung thư tiền đâu chữa bệnh? - 01/07/2016 06:45
- Cha nghèo tuyệt vọng vì con trai tai nạn dập não, vợ ung thư - 01/07/2016 01:17