VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Đã hơn nửa năm trôi qua, 3 cháu bé Ma Thị Sinh (14 tuổi), Ma A Dì (13 tuổi) và Ma A Lử (10 tuổi) (huyện M’Đrắk - tỉnh Đắc Lắc) không còn được sống trong vòng tay chở che, yêu thương của bố mẹ. Không có người thân nương tựa, 3 đứa trẻ tự bảo nhau lên rừng kiếm củi, nhặt hạt keo đem bán để có tiền mưu sinh.
Qua đoạn đường ngoằn ngoèo đầy sỏi đá, khói bụi mịt mù, một căn nhà nhỏ lụp xụp, ẩm thấp cuối xã Krông á hiện ra. Khi tới nơi, nỗi thương cảm sẽ càng được nhân lên khi đứng trước căn nhà của 3 cháu bé côi cút được vá chằng vá đụp bởi đủ thứ vật liệu là tấm phên nứa, vài thanh gỗ chống bên tường cho căn nhà không bị sập, tấm mái tôn, ni lông che chắn cho đỡ nắng, đỡ mưa.
Theo lời tâm sự của cháu Ma Thị Sinh, 3 chị em được lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khổ, cơ cực, bố mẹ không có công việc ổn định. Để nuôi chị em Sinh, hàng ngày bố mẹ phải dậy từ rất sớm lên nương cuốc rẫy, cấy hái rau màu. Những năm thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu thì cả nhà còn đủ ăn, nhưng mấy năm nay thời tiết khắc nghiệt, hanh khô, nắng hạn khiến ruộng nương thiếu nước, cây cối khô cằn nên năng suất thu hoạch giảm đi rất nhiều. Cuộc sống ngày càng khó khăn, trong khi 3 chị em cô bé Ma Thị Sinh mỗi ngày một lớn, lại đang ở tuổi ăn, tuổi học. Với nguồn thu nhập ít ỏi, lại lúc có, lúc không khiến kinh tế gia đình dần cạn kiệt, rơi vào hoàn cảnh nghèo túng và là một trong số hộ nghèo của xã.
Trong lúc chị gái Ma Thị Sinh lên rừng mưu sinh, Ma Thị Dì và em trai ở nhà sàng sẩy hạt keo
Cũng từ đó, bố của 3 đứa trẻ thay tính đổi nết, không còn chăm chỉ làm ăn, bỏ bê công việc, vợ con, trở thành một kẻ nghiện rượu rồi bỏ đi lang thang biệt tích. Sau ngày bố bỏ đi, mẹ của những đứa trẻ thiệt thòi ấy cũng đang tâm để lại 3 chị em Sinh côi cút, bơ vơ, không một lần quay trở lại thăm nom. Không có bố mẹ, Sinh trở thành người trụ cột trong gia đình, hàng ngày lên rừng nhặt hạt keo, kiếm củi đem bán kiếm tiền mua gạo, còn tranh thủ hái rau rừng để làm thức ăn, tối đến giúp em tắm rửa, thay giặt quần áo. Sinh kể, sau giờ tan học, em Dì cũng vào rừng cùng tìm nhặt hạt keo, số tiền bán hạt keo được 80 nghìn đồng/1kg nhưng cũng phải mất vài ngày hai chị em mới gom đủ.
Từ ngày bố mẹ bỏ đi, cũng không có người thân, họ hàng, ngày nào 3 chị em Sinh cũng ước rằng một ngày không xa sẽ tìm được mẹ, được bố nhưng đã gần 1 năm trôi qua, mọi thông tin về bố mẹ đều không ai hay biết.
Thương xót hoàn cảnh của các học trò, cô giáo Ngô Thị Tuyết - Tổng phụ trách của Trường Tiểu học Ngô Gia Tự thường xuyên dành thời gian đến thăm nom, hỗ trợ 3 chị em Sinh. Lần thì cô mua cho vài kg gạo, khi lại chục quả trứng, lúc là vài lạng cá khô để các em có thêm thức ăn. Cô giáo Tuyết cũng cho biết thêm, vì gia cảnh quá khó khăn, lại đông em nên Sinh đã phải bỏ học khi chưa học hết lớp 1 để tham gia phụ giúp việc ruộng nương cùng bố mẹ, chỉ có 2 em Dì và Lử đang được đi học. Hiện nhà trường vẫn tạo mọi điều kiện miễn học phí, tìm mọi cách để hỗ trợ các em được tới trường học tập, cũng như trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cũng tới thăm hỏi, động viên, hỗ trợ nhưng sự giúp đỡ đó chỉ là tạm thời.
Nhằm sẻ chia khó khăn, bù đắp tình cảm cho 3 cháu bé côi cút, cần lắm sự chung tay giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm xa gần, để các cháu có điều kiện sống, học tập tốt hơn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:
Ma Thị Sinh, thôn 7, xã Krông á, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắc Lắc.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin mới
- Thương bé 4 tuổi nguy kịch vì bệnh ung thư máu - 13/07/2016 03:18
- Chồng sống thực vật, nay con trai duy nhất lại ung thư ác tính - 09/07/2016 00:18
- Vợ chồng nghèo nuốt nước mắt nhìn con thơ mắc trọng bệnh - 08/07/2016 07:09
- "Con không muốn chết, con muốn đến trường" - 08/07/2016 02:56
- Rơi nước mắt cảnh người phụ nữ mất chồng, 2 con trai mang bệnh hiểm nghèo - 07/07/2016 03:46
Các tin khác
- Đắng cay cảnh "mẹ khóc nuôi con cười" - 03/07/2016 04:36
- Tâm sự đẫm nước mắt của nữ sinh có cha, mẹ, chị gái mắc bệnh tâm thần - 03/07/2016 00:45
- Vợ chết, chồng vá xe đạp nuôi con ung thư phổi - 02/07/2016 06:45
- Nhà nghèo, cô bé lớp 6 phải làm “bác sĩ” tiêm cho mẹ - 02/07/2016 01:09
- Bố mẹ phụ hồ, con trai bị ung thư tiền đâu chữa bệnh? - 01/07/2016 06:45