VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...16 tuổi, ước mơ của Huệ chỉ là được ăn một bữa cơm có đầy đủ các thành viên trong gia đình, được ngủ một giấc mà không bị đánh thức bởi tiếng la hét, không phải bỏ học giữa chừng... Những ước mơ tưởng chừng như bình thường ấy lại không thể có trong ngôi nhà có tới 3 người mắc bệnh tâm thần.
Căn nhà xập xệ, nóng hầm hập bởi chỉ có 1 cái quạt chạy cà giật, cà tang không đủ xua đi cái nắng oi ả ngày hè. Hôm nay tình trạng bệnh tình của bà Trần Thị Yên (SN 1963, trú tại xóm 1, xã Nghi Công Nam, Nghi Lộc, Nghệ An) có đỡ hơn, bà chải mái tóc rối bù của cô con gái Phạm Thị Hoa rồi xăng xái đi vo gạo nấu cơm. "Cô ở đây ăn cơm với cả nhà cho vui, nấu cả nồi, không lo thiếu, chỉ là không có thức ăn", bà Yên nói. Tôi dở nồi cơm vừa bắc lên bếp, chỉ 1 nắm gạo dưới đáy nồi. Bà Yên nhóm bếp rồi chạy đi đâu chẳng rõ, nồi cơm sôi, trào cả ra ngoài.
Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của bà Trần Thị Yên và con gái Phạm Thị Hoa. Sổ điều trị tâm thần của ông Phạm Hữu Vượng đã bị ông xé rồi vứt mất.
Năm 2009 bà Yên phát bệnh tâm thần. Chỉ một thời gian ngắn sau con gái thứ 3 là Phạm Thị Hoa (SN 1994) cũng mắc bệnh giống mẹ. Được đưa đi bệnh viện tâm thần chữa trị nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình đành xin về điều trị ngoại trú. Gia cảnh càng khó khăn hơn gấp bội khi ông Phạm Hữu Vượng (SN 1962) cũng có biểu hiện giống vợ và con gái.
Bố đi lang thang, anh trai và chị gái phải đi làm kiếm tiền, Phạm Thị Huệ chăm sóc mẹ và chị gái mắc bệnh tâm thần.
"Bố cũng được điều trị tại bệnh viện một thời gian nhưng rồi cũng phải xin về nhà. Bố phát bệnh rồi xé hết sổ sách bệnh án. Bố bỏ nhà đi suốt, có bữa nhớ đường thì tự đi về, còn nhiều bữa em với anh Thành (Phạm Hữu Thành, SN 1988) phải đi tìm về. May bệnh tình của bố nhẹ hơn nên bố chỉ chửi rồi nói suốt ngày chứ không đánh như chị Hoa", Phạm Thị Huệ (SN 1999) rơm rớm nước mắt.
Bị tâm thần từ năm 2009, Phạm Thị Hoa nhiều lần gây thương tích cho người thân trong nhà.
Dù được uống thuốc điều trị đầy đủ nhưng do thiếu điều kiện chăm sóc nên bệnh tình của Phạm Thị Hoa ngày càng nặng hơn. Cách đây hơn 1 tháng, Hoa cầm gạch đánh vào đầu mẹ khiến bà Yên bị thương. Gần sáng, cả xóm thức giấc vì tiếng la hét vọng ra từ nhà bà Yên. Khi mọi người chạy sang thì thấy Thành ôm bàn tay máu tuôn xối xả. Thì ra, khi Thành đang ngủ, Hoa tỉnh dậy, vớ được con dao chạy lên nhằm vào cổ em trai để chém. May mắn Thành tỉnh giấc, đưa tay ra đỡ nên chỉ bị thương ở tay.
Một góc căn nhà, nơi Huệ ngủ trên chiếc giường cũ, đến chiếc chiếu cũng không lành lặn.
"Tội lắm, hôm nay tay chưa khỏi hẳn nhưng có bé Huệ ở nhà trông mẹ và cái Hoa nên Thành đi làm. May còn có chị gái đi làm ăn xa, mỗi tháng gửi về cho một ít. Khổ thân, mấy năm trước, khi ông Vượng chưa phát bệnh, cái Vinh (Phạm Thị Vinh, SN 1990) còn làm ăn được nên Thành vay mượn thêm để xây nhà. Nhà mới xây được phần thô thì hết tiền, không vay mượn ở đâu được nữa nên đành bỏ đấy, cả nhà chen chúc trong 3 gian nhà được ông bà để lại", chị Ngô Thị Thịnh, hàng xóm của bà Yên chép miệng.
Những lúc tỉnh tảo, bà Yên cũng chăm sóc con cái như những người mẹ khác.
Anh Thành đi làm, Huệ ở nhà trông mẹ và chị gái. Cái chiếu lành lặn nhường cho mẹ và chị, Huệ nằm trên cái giường ọp ẹp, manh chiếu rách tả tơi. Có lẽ quý giá nhất trong nhà cái cái vali cũ, trong đó cất giữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến bệnh tình của bà Yên và Hoa cùng những tấm giấy khen của Huệ.
Trước hoàn cảnh của gia đình, biết bao nhiêu lần Huệ định bỏ học nhưng chị Vinh, anh Thành lại động viên gắng học cho xong, sau này có cái bằng cấp 3 còn đi xin làm công nhân, đỡ khổ. Lúc nhỏ, các bạn trêu chọc hoàn cảnh của mình, Huệ tủi thân, khóc suốt. Nhưng giờ ai cũng hiểu và thông cảm, giúp đỡ để em có thể tiếp tục con đường học tập của mình. Hôm nào anh Thành ở nhà trông mẹ và chị, Huệ đi rửa bát thuê cho quán ăn gần nhà, vừa mua thức ăn, vừa tích lũy để lo cho năm học mới.
Hay thổi cơm giúp con gái...
"Thấy anh chị vất vả, cực khổ lo cho bố mẹ và chị Hoa, em không giúp chi được mà càng khiến anh chị nặng gánh. Anh chị đã đến tuổi lập gia đình cả rồi nhưng chưa dám lo cho bản thân mình, em khổ tâm lắm. Khi biết ý định sẽ bỏ học để xin đi làm, chị Vinh khóc nhiều. Chị bảo em cố gắng học, học cả phần của chị, của chị Hoa nữa. Em phải gắng học thôi, dù nhiều khi đi học em tủi thân lắm.
Căn nhà mới xây được phần thô thì để vậy vì không còn tiền để trả cho thợ hay mua vật liệu. Hiện cả gia đình 5 người sống trong căn nhà đã xuống cấp được ông bà để lại.
Ngày Tết em chỉ ước được ăn bữa cơm có đầy đủ thành viên trong gia đình mà cũng không được. Em ước đi học về, có bữa cơm nóng mẹ nấu, dù chỉ có rau với quả chuối xanh xào lên. Các bạn bàn nhau chuyện thi đại học, em không dám mơ đến lúc đó... Em chỉ mong bố mẹ, chị Hoa khỏi bệnh, đói khổ như thế nào em cũng chịu được", Huệ bật khóc.
Bà Phạm Thị Long – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Nghi Công Nam nói: "Trường hợp gia đình anh Phạm Hữu Vượng, chị Trần Thị Yên có thể nói là đặc biệt nhất xã. Nhà có 3 người mắc bệnh tâm thần, cháu Huệ thì đang đi học, cháu Vinh thì đi làm xa, thu nhập 3 triệu/tháng, để lo cho 3 người bệnh thì chẳng thấm vào đâu. Cháu Thành khỏe mạnh thì phải ở nhà chăm sóc bố mẹ và em gái. Xã cũng đã vận động nhân dân trong xã quyên góp ủng hộ nhưng chỉ giúp được 1 phần nhỏ thôi, gia đình rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ của cộng đồng".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Em Phạm Thị Huệ hoặc Phạm Hữu Thành, xóm 1, xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc, Nghệ An
ĐT: 01657. 930. 143 (em Huệ)
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Vợ chồng nghèo nuốt nước mắt nhìn con thơ mắc trọng bệnh - 08/07/2016 07:09
- "Con không muốn chết, con muốn đến trường" - 08/07/2016 02:56
- Rơi nước mắt cảnh người phụ nữ mất chồng, 2 con trai mang bệnh hiểm nghèo - 07/07/2016 03:46
- 3 cháu bé côi cút cần lắm sự sẻ chia của cộng đồng - 04/07/2016 02:56
- Đắng cay cảnh "mẹ khóc nuôi con cười" - 03/07/2016 04:36
Các tin khác
- Vợ chết, chồng vá xe đạp nuôi con ung thư phổi - 02/07/2016 06:45
- Nhà nghèo, cô bé lớp 6 phải làm “bác sĩ” tiêm cho mẹ - 02/07/2016 01:09
- Bố mẹ phụ hồ, con trai bị ung thư tiền đâu chữa bệnh? - 01/07/2016 06:45
- Cha nghèo tuyệt vọng vì con trai tai nạn dập não, vợ ung thư - 01/07/2016 01:17
- Con ung thư xương, cha nghèo giấu nước mắt cầu mong được giúp đỡ - 24/06/2016 09:18