Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Không có bố, mẹ cũng bỏ đi từ khi em vừa chập chững biết đi để lại đứa trẻ đáng thương cho một mình bà ngoại nuôi dưỡng. Bất ngờ phát hiện khối u tiểu mầm đã ăn sâu vào tủy xương, em cần can thiệp mổ sớm sau đó chuyển sang hóa trị nhưng đến một đồng bà cũng không có nên không biết xoay sở ra sao.
Hoàn cảnh đáng thương đó là của cậu bé Phạm Văn Dũng – 12 tuổi hiện đang cấp cứu tại khoa Tim mạch lồng ngực của Bệnh viện Việt Đức. Cậu bé khiến cả khoa ai cũng thương và giúp đỡ bữa ăn hàng ngày từ khi hai bà cháu đến viện. Trải lòng về bệnh nhân nhi đặc biệt này, bác sĩ Nguyễn Ngọc Dự kể chuyện:
"Từ ngày vào viện chúng tôi chỉ thấy có bà chăm cháu mà thôi mà bà thì nghèo quá còn không có cả tiền ăn nên các bác sĩ trong khoa thay nhau mua cơm cho bà. Còn đối với cậu bé Dũng thì qua các kết quả xét nghiệm sinh thiết đã chắc chắn khối u tiểu mầm ác tính. Hiện tại khối u đã to xâm lấn vào tủy xương, chèn ép vào hết phổi trái khiến em rất khó thở. Biện pháp duy nhất là mổ cắt khối u sau đó chuyển sang xạ trị nhưng gia đình thì vô cùng khó khăn không có tiền để đóng".
Không có bố, mẹ lại bỏ đi, cậu bé Dũng đáng thương đang đứng trước án tử thần vì khối u tiểu mầm.
Em ở với bà ngoại đã già yếu và nghèo khổ.
Sau những chia sẻ ban đầu, anh lật giở từng tờ hồ sơ bệnh án của em để chỉ cho tôi thấy lượng tiểu cầu của em đang ở mức báo động mạnh khi nó xuống thấp ở con số 11.000- 12.000 tiểu cầu (so với người bình thường là từ 150.000-450.000 tiểu cầu/mm³ máu) và lượng hồng cầu cũng giảm ở mức còn 2,4 triệu (so với chỉ số bình thường là 6-7 triệu).
Vì những chỉ số nguy hiểm đó càng khiến bác sĩ Dự thêm lo lắng nhưng nếu không mổ thì khả năng tử vong của em là chắc chắn, thêm nữa khối u đã quá to nếu chỉ chuyển hóa trị bình thường sẽ không ăn thua nên buộc phải phẫu thuật.
Bà thương cháu nhưng không biết làm cách nào khác được.
Nhận định đây là một ca khó, nhưng cái khó của chính người bác sĩ này còn ở: "Thật sự là anh cũng chưa dám nói điều này cho bà nghe vì anh sợ bà sẽ không chịu được. Hàng ngày các bác sĩ trong khoa ra vào nhìn thấy bà là thương lắm, mà bà thì cứ liên tục bảo các bác sĩ cứu cháu, chứ cháu có mệnh hệ gì thì bà không sống nổi mất".
Không biết được cái chết đang rình dập để mang cháu đi, trên giường bệnh bà Sẽ vẫn tràn đầy hi vọng: "Em nó có lịch mổ rồi đấy, các cháu giúp bà tiền để mổ cho em để cho em về còn đi học nữa nhé". Nghe bà tâm sự mà chính chúng tôi cũng nghẹn lời không biết nói sao. Bà nghèo quá, chẳng có nổi 1 đồng để đóng mà ca mổ thì đã được xếp rồi vì tình hình không thể chậm chễ được hơn.
Bà bảo cháu sống thì bà sống, cháu mà làm sao thì bà cũng đi cùng cháu luôn.
"Bà cũng không biết mặt bố nó, còn mẹ nó thì bảo đi làm osin cho người ta vậy mà bao nhiêu năm nay có thấy mặt mũi đâu. Bà nuôi nó từ nhỏ, bà chăm nó lớn bằng ngần này rồi đấy, rồi nó cứ ở với bà, nó lớn nó nuôi bà".
Bà tiếp tục câu chuyện trong ánh mắt rưng rưng cho dù cậu bé Dũng cứ mê mệt không nói được gì. Ông mất lâu rồi, con gái cũng bỏ đi không về, cuộc đời của bà gắn với cậu bé nên cháu vui là bà vui, cháu sống là bà cùng sống. Cháu đang khỏe mạnh đi học, đánh đùng phải vào viện, bà đi chăm với suy nghĩ đơn thuần chỉ mấy hôm là về chứ không biết thần chết đang chực chờ cướp đi sinh mạng của đứa cháu tội nghiệp.
Cháu Dũng đã có lịch mổ nhưng bà vẫn chưa có 1 đồng nào để đóng.
"Chắc là không thể trì hoãn được nữa em ạ, khối u đã to quá rồi, không mổ cậu bé sẽ chết mất nên mong là cậu bé được mọi người giúp đỡ". Bác sĩ Dự nói với tôi trước khi chào tạm biệt ra về khiến đôi chân tôi cũng cứng đơ như không thể bước. Quay vào phòng bệnh nhìn em, nhìn bà, một luồng lạnh chạy dọc sống lưng khi nước mắt bà bắt đầu chảy – Có lẽ là bà đã dự cảm được điều gì đó nhưng bà nghèo lắm, biết làm gì đây?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Bà Nguyễn Thị Sẽ (thôn Văn Minh, xã Quang Hưng, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)
Số ĐT: 0164.7788.261
Hiện tại bà đang chăm cháu Dũng tại khoa Tim mạch lồng ngực của bệnh viện Việt Đức Hà Nội
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Bị thanh sắt đâm xuyên đầu, bé gái 8 tuổi nguy kịch tính mạng - 06/05/2016 05:04
- Cố cứu 2 con, mẹ vẫy vùng trong biển lửa - 05/05/2016 05:45
- Đùa nghịch với bạn, cậu bé 10 tuổi dân tộc Dao bỏng cồn kinh hoàng - 05/05/2016 03:55
- Thương bé 2 tuổi chống chọi u tế bào mầm ác tính - 05/05/2016 02:49
- Sự sống mong manh của bé gái 4 tuổi bị ung thư máu - 04/05/2016 01:12
Các tin khác
- Thiếu tiền phẫu thuật, cha mẹ nghèo đưa con gái 18 tháng suy tim về nhà trong bế tắc - 28/04/2016 07:57
- Chồng mất vì tai nạn giao thông, vợ ngã quỵ bên 2 con thơ dại - 28/04/2016 07:50
- Thiếu tiền điều trị, người phụ nữ dân tộc Mông có nguy cơ về nhà chờ chết - 28/04/2016 07:41
- Chàng trai từng sống thực vật không nguôi giấc mơ học hành - 28/04/2016 06:44
- "Bố mẹ chết rồi, đừng khóc nữa em !" - 27/04/2016 02:58