Thứ năm, 28 Tháng 4 2016 14:41

Không ai có tiền để giúp, anh em của chị Sình đều thống nhất bảo chị về nhà để chết thôi mặc cho chị có khóc lóc, van xin. Thương 2 đứa con còn nhỏ, chồng lại chết cách đây 8 tháng vì tai nạn xe máy nên chị càng khao khát được sống để trở về nhà nuôi các con.

 

Được chuyển cấp cứu từ bệnh viện tỉnh Bắc Kạn lên khoa Chấn thương chỉnh hình 3 của bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân Giàng Thị Sình khiến cho cả khoa ai nấy đều vô cùng lo lắng bởi bệnh chữa kéo dài mà bệnh nhân thì hoàn toàn không có đồng nào cả. Là người dân tộc Mông, chị chỉ có thể nói được vài từ: “đau”, “có” và “muốn được sống… khi có ai hỏi. 1 chân đã bị cắt cụt đến quá gối, chị nhăn nhó biết đau và muốn trở mình nhưng lại không thể. Ánh mắt sợ hãi, vừa lại như nơm nớp lo âu… chị ngước nhìn mọi người xung quanh rồi lại cúi xuống nhìn chiếc chân cụt của mình nhăn nhó. Chị đau nhưng không dám kêu…

 

Chị Sình được chuyển cấp cứu từ bệnh viện tuyến tỉnh lên khoa Chấn thương chỉnh hình 3, bệnh viện Việt Đức.
Chị Sình được chuyển cấp cứu từ bệnh viện tuyến tỉnh lên khoa Chấn thương chỉnh hình 3, bệnh viện Việt Đức.
Phần chân đã cắt cụt của chị bị nhiễm trùng, sưng tấy.
Phần chân đã cắt cụt của chị bị nhiễm trùng, sưng tấy.
 

Nhìn thấy dì như vậy, người cháu rể Sầm Á Sông nói với chúng tôi trong sự lo lắng: “Dì bảo đau và sợ nữa vì các cậu là em của dì cứ bảo về nhà để chết thôi. Các cậu không có tiền với lại cũng không biết tiếng Kinh nên không lên viện đâu”.

 

Nói rồi chính bản thân Sông cũng buồn và bất lực bởi em chỉ có thể đi chăm dì nhưng lại không có tiền để lo cho dì chữa bệnh. Em bảo tiền ăn thì các bác sĩ trong khoa cho, còn tiền để đi làm các xét nghiệm thì em không biết lấy ở đâu ra nên tạm thời cứ để dì nằm đó.

 

Không có ai lên chăm chị, chỉ có người chau rể biết tiếng Kinh lên đây.
Không có ai lên chăm chị, chỉ có người chau rể biết tiếng Kinh lên đây.
Chị liên tục bật khóc vì biết mình không có tiền chữa bệnh.
Chị liên tục bật khóc vì biết mình không có tiền chữa bệnh.
 

Hiểu được hoàn cảnh của gia đình bệnh nhân, bác sĩ điều trị Đặng Hoàng Giang ái ngại cho hay: “Bệnh nhân được chuyển lên từ tuyến tỉnh bởi vết dò ở đùi làm sưng to và tấy lên. Bệnh nhân bị bệnh kéo dài khoảng 20 năm nay rồi và cũng đã được mổ vài lần rồi. Nguyên nhân thì đầu tiên là bệnh nhân bị bỏng sau đó khuyết phần mềm, bị viêm nhiễm trùng xương.

 

Bệnh nhân có chỉ định đi làm các xét nghiệm chụp chiếu nhưng không có tiền, tiền ăn cũng không có. Với tình trạng như bệnh nhân thì việc phẫu thuật là rất khó, khó cả về mặt chuyên môn và khó về kinh phí nữa. Chính vì bệnh nhân là người dân tộc lại có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thế này nên chúng tôi cũng hết sức lo ngại vì bệnh phải điều trị dài ngày”.

 

Chị bảo muốn được sống về còn nuôi 2 con nhỏ.
Chị bảo muốn được sống về còn nuôi 2 con nhỏ.
 

Chỉ biết được bập bõm một vài tiếng Kinh, nhưng qua gương mặt và sự lo lắng của mọi người dường như chị Sình hiểu được mình rất khó khăn trong việc chữa bệnh. Sông bảo ngày trước chồng dì còn sống, chú còn đi làm được nên dì còn được đi chữa trị vài lần ở bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh. Nhưng cách đây 8 tháng chú đã qua đời vì tai nạn xe máy, nên một mình dì không biết xoay sở ra sao.

 

“Trước đây chân dì cũng đỡ rồi đấy nhưng mà đi làm nương, nó nhiễm trùng sưng lên đau lắm nên phải cắt bỏ chân vào năm ngoái rồi. Năm nay thì nó lại sưng to lên, phải lên tận đây nhưng mà không có tiền chữa” – Em tiếp tục kể chuyện dì mình bằng cái giọng buồn thiu, ảo não.

 

Chị khao khát được sống để trở về với các con.
Chị khao khát được sống để trở về với các con.
 

Chồng không còn, 2 con còn nhỏ, 1 đứa lớn đi lấy chồng cũng nghèo khổ không có tiền cứu mẹ thành ra chỉ có một mình chị trong cuộc chiến sinh tử này. Không chữa bệnh thì chị chết mất thôi vì vết nhiễm trùng ngày một rộng, mà muốn chữa nhưng lại không có tiền. Không có ai bên cạnh để giúp cho chị, vốn liếng duy nhất là một vài từ tiếng Kinh: “đau” và “muốn được sống”… khiến ai cũng nghẹn lòng khi chứng kiến. Lần nữa chị lại khóc, nước mắt chảy dài xuống cổ… Chị nói bằng thứ tiếng dân tộc mà Sông phiên dịch ra là: “Chết rồi các con lấy ai nuôi chúng?”.

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Chị Giàng Thị Sình (thôn Lổng Vài, xã Cổ Linh, huyện Bắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn)

Số ĐT: 01649.004.953

 

Nguồn: Dantri.com.vn

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi