VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Ngoài câu kêu đau và tâm lí hoảng loạn, sợ hãi, cậu bé Hải không nói thêm được bất kì điều gì sau tai nạn bỏng kinh hoàng. Bố của em, anh Trưởng A Nhì, nhỏ thó, tội nghiệp với vốn tiếng Kinh ít ỏi, bập bõm câu được câu chăng với bác sĩ: “Nó chết, nhà không có tiền đâu”.
Tiếp nhận và điều trị nhiều ca bỏng cùng lúc, nhưng ca bệnh của cậu bé dân tộc Dao, Trưởng Văn Hải khiến các bác sĩ thực sự lo lắng và ái ngại. Nỗi lo đầu tiên đó là: “Gia đình nghèo quá, tiếng Kinh còn câu hiểu, câu không nên việc truyền đạt lại điều này, điều kia là không dễ dàng. Ông bố thì còi cọc, nhìn yếu ớt, lại không có cả tiền ăn … Nhìn cảnh bố chăm con thì tội lắm” – anh Phan Trường Tuệ, điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Viện bỏng quốc gia tâm sự.
Nỗi lo thứ hai đối với bệnh nhân này được bác sĩ Thái Ngọc Minh cho biết: “So với bỏng lửa, bỏng nước thì bỏng cồn nguy hiểm hơn rất nhiều bởi nhiệt độ của nó quá cao. Diện tích bỏng của cháu bé là 43% trong đó có 21% bỏng sâu, tuy nhiên cái nguy hiểm thật sự đó là bởi sau khi cháu bị bỏng thì gia đình đã dùng kem đánh răng để thoa khắp người cháu.
"Thực tế nhiều người vẫn nhầm tưởng bôi kem đánh răng vào vết bỏng để cho mát và giúp hạ nhiệt nhưng nó lại có tác dụng ngược lại đó là giữ nhiệt vết thương. Em cứ thử hình dung cơ thể cháu bị bỏng nó giống như 1 cái bếp lò, việc bôi kem đánh răng vào nó như là việc úp nắp bếp vào khiến nó càng âm ỉ và tỏa nhiệt đi các vùng khác. Tiếp nữa ở những vết thương đó mà còn gây nhiễm khuẩn và đặc biệt là trợt vòm phỏng ra làm tổn thương sâu thêm do không thoát được nhiệt vì thế mà nhiệt lượng tiếp tục làm tổn thương các mô phía dưới”.
Những điều chia sẻ của bác sĩ Minh, anh Nhì hiểu được đôi chút nên cứ cúi gằm mặt xuống. Có lẽ anh đã biết được “cái tội” của mình là do không hiểu biết trong việc xử lí vết thương nên càng khiến tình trạng của con nặng hơn. Nhưng trách sao, cũng vì anh không biết nên mới ra nông nỗi này… Còn bản thân anh thương con lắm, chẳng giây phút nào dời mắt khỏi con bởi anh bảo sợ nó chết, nó bỏ mình đi lúc nào không hay.
Là người dân tộc Dao ở vùng cao của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, anh Nhì sinh được 6 người con trong đó cậu bé Hải là con út. Thêm một “cái tội” chúng tôi trách anh vì đẻ nhiều mà sinh ra đói kém, thiếu thốn đủ đường, anh lại cúi đầu như biết lỗi nhưng sự đã rồi, biết tính sao, thực tế thì lên trên viện anh chỉ có đủ tiền xe, còn tiền ăn cũng chẳng có nên phải nhờ sự giúp đỡ của khoa phòng.
Hỏi về tai nạn của Hải, đến nay bản thân anh Nhì cũng chưa có câu trả lời chính xác, chỉ biết: “Nó bảo cầm lọ cồn đi chơi rồi như thế nào mà cháy thì nó không nhớ. Lúc mà nó chạy về nhà thì quần áo cháy hết rồi” – Anh Nhì nhớ lại.
Bản thân cậu bé Hải trên giường bệnh, đau đớn vật vã và còn là sự sợ hãi đến kinh hoàng nên em không nói được gì. Miệng lắp bắp, tôi chỉ nghe thấy khe khẽ em kêu đau rồi lại nhắm nghiền mắt lại. Thi thoảng chốc chốc giật mình, em lại nắm chặt lấy tay bố nói thứ tiếng của dân tộc mình mà theo anh Nhì phiên dịch lại thì là câu: “Cứu con”. Tất cả chỉ có bấy nhiêu em nói được, còn lại là ánh mắt sợ hãi với những cơn đau cứ dồn dập đến gần.
“Ca bỏng nào cũng đáng thương nhưng với cháu bé này thực sự là anh thấy trăn trở quá. Cháu còn quá trẻ, lại thêm do lỗi của người lớn khiến cháu càng nặng hơn nên tội quá. Mong rằng mọi người chung tay cứu cháu, cho cháu được tiếp tục sống để trở về đi học”.
Bác sĩ Minh tiếp tục với những tâm sự của mình về bệnh nhân nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Anh bảo cậu bé bị nặng nhưng vẫn còn hi vọng rất nhiều bởi không bị bỏng hô hấp, tuy nhiên bố mẹ nghèo quá biết lấy gì chữa cho con nên chỉ quẩn quanh: “Nó chết, nhà không có tiền đâu”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Trưởng A Nhì (thôn Bản Chăn Mùi, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh)
Số ĐT: 01666.128.631
Hiện tại anh Nhì đang chăm bé Hải tại khoa Hồi sức tích cực của Viện bỏng quốc gia.
Nguồn: dantri.com.vn
Tin mới
- 7 năm lênh đênh trên thuyền, cậu bé tật nguyền mơ một mái nhà che mưa, che nắng - 10/05/2016 02:06
- Thiếu tiền phẫu thuật, cô giáo mầm non sống chung với ốc vít trong đầu - 07/05/2016 07:01
- Gian nan giữ mạng sống cho con - 06/05/2016 09:14
- Bị thanh sắt đâm xuyên đầu, bé gái 8 tuổi nguy kịch tính mạng - 06/05/2016 05:04
- Cố cứu 2 con, mẹ vẫy vùng trong biển lửa - 05/05/2016 05:45
Các tin khác
- Thương bé 2 tuổi chống chọi u tế bào mầm ác tính - 05/05/2016 02:49
- Sự sống mong manh của bé gái 4 tuổi bị ung thư máu - 04/05/2016 01:12
- Không có bố, mẹ bỏ đi, cậu bé 12 tuổi nằm chờ chết vì không có tiền mổ u tiểu mầm - 29/04/2016 01:34
- Thiếu tiền phẫu thuật, cha mẹ nghèo đưa con gái 18 tháng suy tim về nhà trong bế tắc - 28/04/2016 07:57
- Chồng mất vì tai nạn giao thông, vợ ngã quỵ bên 2 con thơ dại - 28/04/2016 07:50