Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Không có nổi một chỗ để học, các bé trường mầm non tại điểm trường Bản Lầm, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái phải học nhờ ở gian nhà bếp của hội trường thôn Bản Lầm trong suốt 5 năm. Càng tội hơn khi ở chốn tưởng chừng như có mây, trời rộng rãi, thênh thang nhưng không gian chơi duy nhất của các em lại là dưới gầm nhà
Lớp học "nhà bếp" phải thắp điện quanh năm vì thiếu sáng
Trước 2 ngày khi mà đợt rét cắt da cắt thịt tràn về, đoàn chúng tôi đã có chuyến lên thăm các em học sinh trường mầm non xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đoạn đường dài gần 300km với 5 tiếng đồng hồ ngồi trên xe không quá dài nhưng cũng đủ để khiến chúng tôi sốt ruột bởi những lời tâm sự của cô giáo Nguyễn Bích Hường - Hiệu trưởng trường mầm non xã Sơn Lương trước đó: "Hàng ngày nhìn những đứa con bé nhỏ của mình phải học ở nhà bếp của thôn để rồi khi thôn có công việc gì cần dùng đến thì cả cô, cả trò đều phải nghỉ học. Giá như cô trò có một phòng học riêng, dù có nhỏ, có bé cũng không sao nhưng là của riêng mình..."
2 quả bóng điện được bật quanh năm suốt tháng vì trong lớp học tối om.
Khi không bật điện, chỉ có chút ánh sáng len lỏi qua chân tường vào lớp học.
Những chia sẻ của cô khiến chúng tôi càng thấm khi tận mắt chứng kiến mọi thứ. Lớp học với diện tích khoảng hơn 30 mét vuông nhưng tối om và nếu không nhờ thứ ánh sáng lờ mờ của 2 quả bóng điện thì có bao nhiêu em học sinh trong lớp chắc cũng chẳng ai đếm được. Thú thật với những trường lớp ở vùng cao tôi chỉ quen với việc cô, trò khó khăn khi dạy và học trong nhà tranh, vách đất chứ không bao giờ nghĩ ở nơi mênh mông đất trời này mà đến thứ ánh sáng tự nhiên cũng trở thành một điều xa xỉ bởi dù muốn cũng không được. Lí do là bởi gian nhà này không thiết kế dành cho làm phòng học mà nó vốn dĩ là gian nhà bếp của hội trường thôn bản Lầm nên trước mặt được chắn toàn bộ bởi ngôi nhà sàn cao gấp 2,5 lần nơi học của các em.
Lớp học vốn là gian nhà bếp nhỏ bé lụp xụp bên cạnh hội trường thôn.
Thấp và tối... phòng học của các em còn bị nổ lỗ chỗ những mảng tường đen kịt, cột gỗ mối mọt ăn lởm chởm với những khe hở to đùng mà chỉ cần một trận mưa nhỏ cũng đủ làm ướt hết vào trong nhà. Phần sau của phòng học hoàn toàn bằng đất đắp đã nứt toác, cong siêu vẹo như chực đổ khiến chúng tôi ai nấy đều rùng mình khi đứng cạnh.
Với tất cả mọi thứ đều đã hư hỏng nặng.
Phần sau của lớp học được đắp toàn bằng đất đã nứt toác.
Miếng tường vách bên hông cong vẹo.
Cô giáo Bích Hường trăn trở: "Trường mầm non Sơn Lương có tất cả 242 em với tỉ lệ 100% là con em đồng bào dân tộc Thái. Nhà trường có 2 điểm trường, trong đó tại điểm trường Bản Lầm có 3 lớp học thì phải chia ra làm 2 nơi học. Một chỗ thì có 2 lớp với 65 trẻ, lớp học xuống cấp trầm trọng, còn chỗ này thì có 25 bé ở độ tuổi từ 25-36 tháng tuổi với điều kiện khó khăn nhất. Xã Sơn Lương là xã khó khăn thuộc vùng 135 nên các hộ gia đình vô cùng nghèo khó. Trường mầm non Sơn Lương được thành lập từ năm 2010 sau khi tách từ các điểm trường khác, thấm thoắt cũng đã 5 năm trôi qua nhưng điểm trường bản Lầm vẫn chưa có lớp học nên vẫn học nhờ ở gian nhà bếp của thôn".
Buộc phải nghỉ học khi trời mưa vì đất đá tràn đầy lớp học
Đã phải đi học nhờ ở gian nhà bếp, mỗi khi có mưa to là các bé lại phải nghỉ học bởi đất đá theo mưa dội đầy vào trong lớp. Theo quan sát của chúng tôi, gian nhà bếp này nằm ở cuối chân dốc cao ngược từ ngoài đường dẫn xuống thôn. Sau mỗi trận mưa các cô cùng bà con trong bản phải cùng nhau xúc đất ra bên ngoài, dội rửa sạch sẽ rồi mới cho các con trở lại lớp. Cảnh tượng này diễn ra thường xuyên nên nó không có gì là lạ lẫm, vì vậy mà cứ mưa xong là tất cả mọi người lại ào đi cứu lớp học.
Lớp học nằm ở tận cuối chân con dốc cao dựng ngược.
Nên buộc các cô giáo ngày nào cũng phải đi khiêng cơm thế này vì đường đi dốc ngược không đi nổi xe máy.
Phòng học là nhà bếp, đến chỗ sân chơi của các bé cũng chỉ là dưới gầm nhà sàn với diện tích khoảng 60 mét vuông nhưng có đến tận 20 cái cột nhà. Tuy vậy điều đáng lo ngại đó là các cột gỗ đều đã bị mối mọt, xộc xệch nên phải kê từ 2 đến 3 viên gạch. Phần sàn nhà bên trên với những khoảng trống rộng hoác, không đều nhau, chi chít những đinh gán, ghép bởi nhiều mảnh đã vỡ.
Khoảng không chơi của các bé là dưới gầm nhà sàn.
Với các mối hiểm họa khi các cột đều bị mối ăn phải kê gạch.
Khoảng sân rộng 60 mét nhưng có đến 20 cái cột.
Chứng kiến ngày ngày các con chơi dưới gầm nhà sàn,Trưởng bản thôn Bản Lầm, Hà Văn Tuyên ái ngại: "Nhà sàn này làm khá lâu rồi, nhiều chỗ bị hỏng hóc, mối mọt, có những đoạn gỗ bị rơi ra phải gán lại nên việc các cháu chơi dưới sàn nhà là không đảm bảo. Tuy vậy ngoài không gian này ra các cháu hoàn toàn không có chỗ chơi nào cả trừ khi phòng học được xây ra chỗ khác".
Điều mong muốn của trưởng bản cũng là mơ ước chung của cô và trò trường mầm non xã Sơn Lương nhưng không biết đến bao giờ mới thực hiện được. 5 năm trôi qua đã có bao nhiêu bé đã học và đang học ở đây với mối hiểm họa rình rập trực tiếp đến mạng sống của các em, chứ chưa nói gì đến chất lượng dạy và học của cô và trò. Một chút ánh sáng tự nhiên cho đôi mắt em không hỏng sớm, một bức tường vững chắc để em say giấc nồng, và một không gian chơi có nắng, có gió, có bầu trời xanh để em biết mình đang được sống... Chỉ đơn giản thế thôi nhưng với các em vẫn mãi chỉ là ánh mắt thèm thuồng, mong ngóng.
Một số hình ảnh của lớp học "nhà bếp" của các em mầm non Bản Lầm.
Lớp học nhà bếp với 3 mặt là vách, mặt phía sau được đắp đất.
Nhìn phần sau lưng của lớp học, ai cũng lo sợ nó sẽ đổ sập xuống.
Các con chơi dưới gầm với chi chít những chiếc cột nguy hiểm.
Những chiếc giẻ cáu bẩn cũng trở thành đồ chơi của trẻ vùng cao.
Những ánh mắt ngây thơ chưa biết gì.
Cũng thuộc điểm trường Bản Lầm, 65 bé khác đang phải học ở lớp tạm bợ, xuống cấp trầm trọng...
...Đặc biệt 2 lớp học ở cạnh chuồng trâu của nhà dân nên các cô lo sợ cho môi trường sinh hoạt của trẻ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Hỗ trợ xây dựng phòng học giúp điểm trường mầm non ở thôn bản Lầm, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Cha gặp tai nạn, 2 con thơ bị dị tật bẩm sinh rơi vào cảnh đói khát - 29/01/2016 00:18
- Cả nhà 5 người già trẻ trông cả vào mình tôi - 28/01/2016 06:15
- Thương cậu học trò lên xã xin quan tài về chôn cất cha - 28/01/2016 00:18
- Cha bỏ, mẹ bán vé số phận con mong manh - 27/01/2016 06:12
- Ba năm mang bệnh con kiệt sức, cha mẹ kiệt quệ - 27/01/2016 00:25
Các tin khác
- Cùng đường, mẹ bán cả tóc để cứu con mắc chứng thận hư - 25/01/2016 07:06
- Thương chàng trai suy thận mãn giai đoạn cuối còn đi làm shipper - 25/01/2016 00:35
- “Con thì 3 đứa chết mất 2, rồi anh cũng chết nốt thôi” - 24/01/2016 06:02
- Thương bé có nguy cơ mù nốt con mắt còn lại - 24/01/2016 00:18
- Chồng con đều tâm thần, một mình mẹ làm sao nuôi nổi? - 23/01/2016 06:18