Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Mang thai đứa con thứ 2 được vài tháng, chị Nga được các bác sĩ cho biết mình bị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Do sức khỏe yếu nên đứa con vừa mới chào đời cũng vội bỏ chị ra đi trong sự day dứt. Nhiều lúc chị có ý định buông xuôi tất cả, nhưng nghĩ đến chồng và đứa con nhỏ, chị đành chịu đựng đau đớn để cầm cự, hy vọng sống được ngày nào hay ngày ấy.
Câu chuyện về hoàn cảnh éo le của cô giáo trẻ Văn Thị Hằng Nga (Trường Tiểu học Hải Phú) được nhiều thầy, cô giáo tại Phòng GD-ĐT huyện Hải Lăng và Trường TH Hải Phú (tỉnh Quảng Trị) chia sẻ với sự đồng cảm, xót xa. Ai cũng tỏ niềm thông cảm với chị khi phải chịu đựng sự đau đớn do bệnh tật hành hạ nhưng hàng ngày vẫn lên lớp để dạy dỗ kiến thức cho học trò.
Giữa trưa nắng như cháy cả da thịt của xứ gió Lào, chúng tôi tìm đến nhà cô giáo Nga tại thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Vừa trở về sau đợt điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế, do vẫn còn thấm mệt nên chị Nga phải nghỉ ngơi để phục hồi lại sức khỏe.
Vừa đi điều trị chạy thận tại bệnh viện trở về, chị Nga bị kiệt sức nên phải nghỉ ngơi
Mấy ngày chạy thận tại bệnh viện đã khiến sức khỏe chị bị suy kiệt, khuôn mặt xanh nhợt hơn. Trong chất giọng khá yếu ớt, chị Nga kể: "Chị kết hôn với anh Trần Trung Kiên vào năm 2001, hai năm sau thì sinh được cháu gái đầu lòng là Trần Ngọc Minh Châu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ trang trải cho cuộc sống nên đến 10 năm sau (năm 2011) anh chị mới dám sinh thêm con. Dù vậy, khi mới được 7 tháng thì chị sinh non đứa thứ 2 nhưng do sức khỏe yếu nên cháu cũng qua đời khi vừa mới lọt lòng".
Lúc biết tin con mất chị như chết lặng người, nhưng không lâu sau đó lại đón nhận thêm một tin dữ khiến chị bị suy sụp hoàn toàn. Các bác sĩ kết luận rằng, chị bị suy thận mạn giai đoạn cuối, cần phải chạy thận thường xuyên mới hy vọng duy trì sự sống.
Hồ sơ bệnh án về bệnh của chị Nga cũng như các khoản chi phí điều trị
Đau đớn, bất lực đến tận cùng, cảm thấy rằng dường như ông trời quá bất công với mình. Những ngày tháng mang thai cháu thứ 2, chị đã hy vọng về một đứa con trai để đem lại niềm vui cho chồng và gia đình. Nhưng bây giờ mọi thứ đã sụp đổ hoàn toàn, con đã mất, bản thân cũng mắc phải căn bệnh quái ác và chưa biết sống chết lúc nào nếu không có kinh phí để điều trị. Nhiều lúc chị có ý nghĩ buông xuôi, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, nhưng nghĩ đến chồng và đứa con còn nhỏ phải sống trong cảnh thiếu thốn tình thương của mẹ, chị đành chịu đựng nỗi đau để tiếp tục sống.
Đã 5 năm trôi qua, chị phải vào viện mỗi tuần 2 lần để duy trì cuộc sống, nhưng chi phí chạy thận nhân tạo vô cùng tốn kém, khiến gia đình ngày càng rơi vào cảnh khó khăn, bĩ cực. Anh Trần Trung Kiên, chồng chị Nga cho biết: "Mỗi tuần 2 lần tui phải đưa vợ vào Bệnh viên Trung ương Huế để chạy thận nhân tạo, chuyền máu và lọc thận. Chi phí chạy thận nhân tạo mỗi tháng cũng tốn hết vài triệu đồng, chưa kể kinh phí đi lại. Ngoài việc lọc thận, còn phải mua thêm thuốc huyết áp và trợ tim, cũng mất gần 2 triệu đồng".
Do quá trình chạy thận nhiều năm nên trên cánh tay của chị nổi lên những đường gân bằng ngón tay, chị Nga cho biết đấy là những chỗ bác sĩ đặt đường ống khi tiến hành lọc máu. Khuôn mặt chị thì trở nên tái nhợt, người gầy hao. Chị nói: "Đôi lúc tôi thấy trong người khá mệt mỏi, không nhấc mình được, huyết áp tăng cao buộc phải tìm cách hạ huyết áp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bị bệnh thận phải kiêng khem đủ thứ nên càng gặp khó khăn hơn trong sinh hoạt hàng ngày".
Những đường gân nổi rõ trên cánh tay của chị Nga từ quá trình chạy thận
Chị Nga là giáo viên trường TH Hải Phú, còn chồng thì công tác ở Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Hải Lăng. Nguồn thu nhập chính của hai vợ chồng đều dựa vào lương giảng dạy. Tuy nhiên, ngoài lo chi phí điều trị cho vợ thì còn phải trang trải cuộc sống cho cả gia đình và cháu Châu năm nay mới học lớp 7.
Sau năm năm chạy thận nhân tạo cho chị Nga, kinh tế gia đình ngày càng rơi vào khánh kiệt nhưng sức khỏe của chị không khá hơn. "Tui chỉ ước sao cho sức khỏe của mình ổn định để đi dạy học phụ giúp gia đình, chồng còn đi làm chứ mãi như thế này thì vất vả lắm. Mặc dù những lúc cần phải vào viện chạy thận, nhà trường đã tạo điều kiện cho nghỉ nhưng thời gian dạy ít lại nên thu nhập không được bao nhiêu. Mình đau đớn vì bệnh tật đã đành nhưng chồng con cũng vất vả theo. Đôi khi thấy anh ấy phải chạy đôn, chạy đáo để tìm mọi cách cứu vợ mà mình không cầm lòng được", chị Nga nói trong nấc nghẹn.
Mới học lên lớp 7 nhưng cháu Châu đã biết giúp cha mẹ cáng đáng công việc trong gia đình. Ngày thường đi học về mà thấy mẹ ốm, mệt nằm trên giường thì em phải thay mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ. Xong việc mới tranh thủ thời gian học thêm. Hôm chúng tôi đến nhà, thấy bé Châu đang cặm cụi nhặt rau để nấu ăn rồi quay sang đo huyết áp, chăm sóc cho mẹ như một cô gái trưởng thành.
Thấy mẹ mệt mỏi, cháu Châu phải đo huyết áp cho mẹ
Cho mẹ uống sữa để lấy lại sức
"Nhiều khi thấy mẹ nằm trên giường không dậy được là em chỉ biết khóc. Tuần nào cũng vậy, ba phải đưa mẹ đi bệnh viện để chữa bệnh. Đã mấy năm nay rồi, mỗi khi mẹ đau thì đều ăn uống ít, thậm chí bỏ bữa. Em chỉ mong sao mẹ sớm khỏi bệnh để gia đình đỡ vất vả hơn", bé Châu xúc động.
5 năm liền chạy thận đã khiến cơ thể chị Nga suy kiệt dần
Cô giáo Trần Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Phú, cho biết: "Thời gian qua, biết được tình hình sức khỏe của cô Nga như vậy nên Ban giám hiệu nhà trường lẫn các thầy cô, đều rất thông cảm với hoàn cảnh của gia đình. Vừa phải điều trị bệnh nhưng cô vẫn đảm bảo thời gian đến lớp. Thấu hiểu sự vất vả đó và tình trạng bệnh tật của cô Nga, nhà trường cũng tạo điều kiện quan tâm nhưng chỉ giúp cô ấy được phần nào. Mong cộng đồng xã hội quan tâm, giúp đỡ thêm để cô ấy có điều kiện chữa trị bệnh tật".
Với tình trạng bệnh của mình, các bác sĩ cho biết phương pháp tốt nhất đối với chị Nga là phải chạy thận lọc máu thường xuyên mới có hy vọng duy trì được sự sống. Tuy nhiên, với hoàn cảnh gia đình hiện nay, không biết chị Nga sẽ chịu đựng với bệnh tật và có thể kéo dài được bao lâu.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Văn Thị Hằng Nga, Đội 5 thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
ĐT: 0935.985.057 hoặc 0915. 301.495 (anh Kiên)
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hãy tiếp sức cho cậu học trò mồ côi - 21/06/2016 03:32
- Thương bé 3 tuổi không có bố, mẹ tự tử vì bệnh tật hiểm nghèo - 19/06/2016 00:18
- Xót xa tình cảnh của 2 vợ chồng với... hai đôi nạng - 18/06/2016 04:27
- "Em cháu chết rồi, giờ cháu cũng không sống được bao lâu nữa !...” - 18/06/2016 03:14
- Đáng thương bé gái 8 tuổi mắc bệnh ung thư hiểm nghèo - 18/06/2016 00:09
Các tin khác
- Mẹ giúp việc nhà không đủ tiền chữa bệnh cho con - 17/06/2016 00:09
- Một gia đình hai đứa con ung thư - 16/06/2016 07:09
- "Cháu không có bố, còn mẹ bị người ta giết rồi !..." - 16/06/2016 03:09
- Chồng chết, vợ bệnh hiểm nghèo gạt nước mắt nuôi con thơ - 16/06/2016 00:54
- Xót xa 3 anh em phải truyền máu liên tục để duy trì sự sống - 12/06/2016 00:36