
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Lại là những tiếng la hét, đánh chửi và liền sau đó là cảnh 1 cụ già đã 93 tuổi lật đật tìm vội vàng chiếc gậy dò dẫm ra ngoài đường để tránh. Chứng kiến cảnh này, bà con trong xóm không ai cầm lòng được nhưng cũng đành bất lực không dám đến gần vì con gái cụ lên cơn điên lúc nào cũng thủ sẵn dao trong người.
Sẩm tối, theo chân chú Đỗ Công Quý – Trưởng thôn La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định chúng tôi đến thăm gia đình cụ Đỗ Thị Tý trong 1 con ngõ nhỏ. Tuy vậy chính bản thân chú Quý và những bà con sống ở xung quanh đây không ai dám vào ngôi nhà thấp nhỏ với chi chít những mảnh bao bì rách được treo lung tung giăng khắp mọi nơi kia. Chú kể: "Nhiều lần chúng tôi đến thăm gia đình cụ, lần thì bị cô Bé này đuổi, lần thì bị cô cầm gạch ném nên giờ tôi cũng sợ lắm". Đó cũng là lí do mà bà con trong xóm nếu muốn biếu cụ Tý quả cam hay cái bánh thì đều phải gọi cụ ra ngoài cổng lấy chứ không ai dám bước qua song cửa sắt kia vì con gái cụ là chị Đỗ Thị Bé sẽ bất ngờ xông ra đánh đuổi.
Đã 93 tuổi nhưng hàng ngày cụ Tý vẫn lo cái ăn và chăm bẵm cho đứa con gái tâm thần.
Con gái cụ bị tâm thần đã nhiều năm nay.
Với hoàn cảnh đặc biệt ấy của cụ nên cuộc nói chuyện và thăm hỏi của chúng tôi cũng diễn ra ngay ở ngoài đường phía trước ngôi nhà. Mắt mờ, chân chậm, cụ Tý di chuyển phải nhờ vào 1 chiếc gậy vừa để chống, vừa để dò dẫm xác định đường. Đôi tai cũng không còn tinh tường nữa nên muốn hỏi điều gì, chúng tôi đều phải nhắc đi nhắc lại thật to thì cụ mới biết. Chứng kiến cảnh này, một người hàng xóm của cụ trải lòng:
"Cụ già hơn 90 tuổi rồi đấy mà vẫn khổ. Cô Bé kia vừa xinh, vừa khéo vậy mà đến tuổi thanh niên tự nhiên dở điên, dở dại khiến cụ phải khổ sở như thế. Cơm nước hàng ngày cụ cũng phải lo nấu hết, không có cơm ăn là cô Bé lại hét lên".
Luôn dắt dao ở người, chị Bé khiến mọi người khiếp sợ không dám đến gần.
Nghe tâm sự của những người hàng xóm, chúng tôi ai cũng thấy nghèn nghẹn trong cổ họng khi quay sang nhìn cụ. 93 tuổi, cụ đã gần bước sang bên kia thế giới vậy mà đến giờ vẫn khổ. Cụ bảo: "Con bị vậy thì phải chịu chứ biết làm sao?". Một câu nhẹ nhàng, đơn giản nhưng trong đó là cả một bi kịch của sự bế tắc, cùng đường.
Không vào được nhà, cụ phải tiếp khách ngoài đường.
Nhiều hôm đến tận khuya cụ mới mở cửa vào nhà để ngủ bởi con gái đuổi đánh.
"Cụ sinh được tất thảy 5 con, 1 anh con trai ở tận trong miền Nam, nghèo khó nên không thấy về. 1 anh thì ở ngay làng với cụ nhưng cũng bệnh tật không bình thường, mồm thì méo xệch, chân thì đi tập tễnh nên không nuôi dưỡng được cụ, 2 cô con gái đi lấy chồng thiên hạ ở xa không về, còn lại cô Bé tâm thần thì ở với cụ"- chú Quý tiếp tục câu chuyện về gia đình cụ Tý trong cái nhá nhem tối khi nhà nhà đã bắt đầu lên đèn chuẩn bị bữa tối.
Một anh con trai ở gần nhà cụ nhưng bệnh tật không bình thường nên không chăm sóc được cụ.
Nghèo khổ, thiếu thốn, nhưng cụ không 1 lời than vãn hay trách các con. Có lẽ với cụ, những ngày còn lại có mặt trên cõi đời này được chăm lo cho con gái, cho dù nó điên dại, nó có đánh chửi cụ đi chăng nữa thì với cụ vẫn là niềm hạnh phúc bởi tình yêu của mẹ dành cho con luôn là điều thiêng liêng, vô điều kiện. Chỉ xót, cụ đến bằng này tuổi rồi mà cái ăn vẫn cứ phải tằn tiện mới đủ bữa, chăn cũng không đủ ấm và áo không đủ mặc.
Cụ cũng bất lực phải đứng ở bên ngoài mỗi khi con gái lên cơn điên.
Gặp và chứng kiến hoàn cảnh của cụ, cá nhân chúng tôi cũng không dám mơ ước gì nhiều, chỉ mong cụ có đủ gạo ăn và một chút niềm vui nho nhỏ để an ủi lúc tuổi già. Cá nhân chị Bé bị tâm thần đã từng được gia đình và chính quyền đưa lên trung tâm bảo trợ xã hội nhưng rồi chị lại trốn được về nhà nên từ đó ở cùng với cụ Tý luôn. Số tiền trợ cấp ít ỏi (180.000 đồng của cụ và 270.000 đồng của chị Bé) không đủ cho cụ trang trải bữa ăn hàng ngày bởi còn phải thuốc thang cho cả 2 mẹ con những hôm trái gió chở trời. Ấy vậy nhưng khi tôi hỏi : "Cụ có thiếu gì không?", cụ vẫn ngượng ngùng bảo: "Gạo mọi người cho vẫn còn 1 ít..." khiến mọi người ở đó chẳng ai bảo ai nhưng đều gạt nước mắt.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Cụ Đỗ Thị Tý (thôn La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hai đứa trẻ mắc bệnh vảy cá cần sự sẻ chia - 20/01/2016 05:12
- Mẹ già bán rau muống nuôi hai con bệnh tật - 20/01/2016 00:18
- Nhìn bữa cơm ứa nước mắt của cô bé bị bệnh máu - 19/01/2016 08:39
- Thắt lòng nhìn cảnh hai vợ chồng cùng ung thư nhường nhau đi xạ trị - 19/01/2016 00:15
- Bố mẹ liên tục gặp nạn, hai con khó tiếp tục đến trường - 18/01/2016 00:05
Các tin khác
- Xót xa người vợ ngày nào cũng thắp hương xin cho chồng con mạnh khỏe - 16/01/2016 01:04
- Rớt nước mắt chứng kiến con bệnh không tiền chữa - 15/01/2016 05:15
- Run rẩy trước hình ảnh bé 2 tuổi đáng yêu sắp bị… khoét mắt - 15/01/2016 00:15
- Cha bệnh, chị bệnh, em nguy cơ bỏ học - 14/01/2016 04:55
- Bé trai 6 tuổi nguy kịch vì bệnh ung thư hạch - 14/01/2016 00:25