VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Sau 2 năm yêu nhau, đến ngày sắp cưới thì anh Bé Chính đổ bệnh. Căn bệnh suy thận mãn nhanh chóng vắt kiệt sức khỏe, kinh tế gia đình nên anh chủ động chia tay người yêu. Nhưng bạn gái anh không chịu, vẫn theo anh đến cùng và bảo đó là số phận.
Ông Nguyễn Văn Năm, SN 1938 (ngụ ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thu Vân sinh ra 7 người con, do chỉ có 600 m2 đất nên chia cho mỗi đứa cái nền nhà rồi tứ tán đi là thuê, làm mướn kiếm sống. Khi con cái trưởng thành, ông dựng vợ gả chồng rồi ở với đứa con trai út tên Nguyễn Văn Bé Chính (SN 1976) ngay bên nhà mấy đứa con. Suốt cuộc đời làm lụng vất vả, khi về già hai ông bà chỉ ở nhà trông cháu, tiền sinh hoạt hàng ngày đều được anh Bé Chính (làm thợ xây trên TP Hồ Chí Minh) gửi về hàng tháng.
Anh Bé Chính nằm trên giường bệnh với chi chít vết thương, ống thông tiểu bên ngoài
Tưởng đâu cuộc sống đạm bạc như vậy cứ trôi qua trong niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng già, nào ngờ tai ương lại liên tiếp xảy ra. Ông Năm kể lại: "Năm 2011 đứa con trai út đang làm thợ xây đột ngột bị sốt cao, đi khám mới biết bệnh thận ứ nước độ 3 phải mổ thông bàng quang. Sau nhiều năm điều trị đã chuyển qua suy thận mãn thời kỳ cuối phải chạy thận liên tục cho tới giờ".
Hồ sơ bệnh án của anh Bé Chính
Anh Bé Chính bị bệnh, bao nhiêu dự định của tương lai đều bị tắt ngấm giữa chừng vì chỉ hơn 10 ngày nữa anh Bé Chính và người yêu sẽ tổ chức đám cưới. "Tôi lên thành phố làm thuê rồi yêu cô công nhân quê Hà Tĩnh suốt 7 năm liền. Tình yêu chín muồi, 2 đứa chuẩn bị tổ chức đám cưới thì xảy ra chuyện tôi phát bệnh. Khi đó, tôi tự nguyện kêu ngưng đám cưới lại để lo trị bệnh. Vậy mà bệnh ngày càng phát nặng, bây giờ không còn nghĩ tới gì đến chuyện cưới xin nữa. Làm công nhân vất vả nhưng vài ba tháng tới ngày lễ hay nghỉ phép dài hạn là người yêu từ thành phố về quê thăm, chăm sóc tận tình. Tôi nói thế nào cô ấy cũng không chịu đi lấy chồng và bảo đó là số phận nên phải chịu..." – Anh Bé Chính nói mà nước mặt chợt lưng tròng vì hoàn cảnh quá bi đát của mình. Suốt mấy năm phát bệnh là ngần ấy năm anh phải đeo ống thông nước tiểu ở bên ngoài nên chẳng còn nghĩ gì đến chuyện vợ con.
Ông Năm chăm sóc đứa con trai bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối
Từ ngày anh Bé Chính phát bệnh, mọi gánh nặng đều đổ dồn lên đôi vai gầy của người cha đã gần 80 tuổi. Nhà thiếu trước, hụt sau nên phải vay mượn khắp nơi để có tiền chữa bệnh cho con. Ông không còn được nghỉ ngơi như trước mà lấy vé số về bán mong có tiền lo cơm nước cho vợ và tiền thuốc cho đứa con nằm liệt giường. Anh Bé Chính chuyển đi đâu thì ông đến đó để lo thuốc thang và bán vé số kiếm tiền trị bệnh. Ông Năm cho biết: "Trung bình mỗi ngày tôi đi bộ khoảng 30 km bán được 80 tờ vé số kiếm mấy chục ngàn lo cho con. Ngày thường tôi bán ở quê, tới khi con lên bệnh viện tỉnh chạy thận (1 tuần 3 lần – PV) tôi cũng đi theo lên đó bán vé số ở bệnh viện rồi những con đường, khu dân cư xung quanh. Nhiều lúc mệt lả người do tuổi cao, sức yếu nhưng cũng phải ráng. Hôm rồi bệnh con tôi nặng phải đưa lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) chữa trị tôi cũng khăn gói đi theo vừa chăm sóc vừa bán vé số".
Hàng ngày ông phải cật lực bán vé số kiếm tiền mua thuốc cho con
Năm 2014, căn nhà lá của gia đình bị sập không có tiền dựng lại nên ông xin gỗ của hàng xóm về cất cái mái lá dựa vào vách nhà đứa con kế bên để ở tạm. Căn nhà chỉ lợp lá dừa nước đơn sơ và kê đủ 2 cái giường để cả nhà cùng trú mưa, trú nắng. Do quá túng quẫn nên số tiền 20 tiệu đồng vay của ngân hàng chính sách theo diện hộ nghèo tới nay ông vẫn chưa trả được.
Sổ hộ nghèo của gia đình ông Năm
Bà Lê Thị Lý, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữa ấp Nhơn Phú cho biết: "Gia cảnh ông Năm rất đáng thương khi phải gồng gánh kiếm tiền lo cho gia đình. Tôi là người giới thiệu ông vay nhưng tới hạn đóng lãi không dám nhắc vì có nhắc ông cũng không xoay đủ tiền đâu để đóng dù chỉ 130 ngàn đồng. Vậy là tôi phải xuất tiền túi ra cho mượn chứ gia đình ông quá khổ". Do căn nhà lá dột nát nên mới đây chính quyền địa phương vận động mạnh thường quân cho ông 2 triệu đồng để mua tôn về lợp chồng lên lớp lá cho đỡ dột.
Đã gần 80 tuổi, ông Năm mơ ước mình khỏe để kiếm tiền lo cho vợ, con
Hôm phóng viên cùng chính quyền địa phương đến thăm gia đình, ông Năm cùng anh Bé Chính cũng mới từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) về đến nhà. Hôm vừa rồi, đến bệnh viện tỉnh chạy thận không biết y tá tiêm kim như thế nào mà cánh tay sưng to nên phải chuyển lên tuyến trên mổ và điều trị suốt mấy ngày liền.
Nằm trong nhà, anh Bé Chính thở nhọc vì bệnh tật, vì mới đoạn đường xa từ bệnh viện trở về. Người anh gầy trơ xương, ống thông tiểu luôn thường trực bên người còn cánh tay thì chi chít những vết thương do mỗi tuần phải chạy thận 3 lần. Về nhà được 1 hôm thì ngay tối hôm sau hai cha con lại tiếp tục lên bệnh viện tỉnh chạy thận.
Căn nhà nghèo túng của gia đình ông Năm
Ông Năm nghỉ ngơi được một hồi lại cầm sấp vé số gần 50 tờ tiếp tục đi bán vì hồi tối ở bệnh viện bán không hết. Một số người hàng xóm, bà con hay tin ông về lại mua giúp ông 1 vài tờ chứ chẳng thể làm gì hơn. Mỗi ngày tằn tiện lắm cũng chỉ được vài chục ngàn đồng mà xoay tới xoay lui cũng không kiếm đủ 200 ngàn đồng cho đứa con tới kỳ chạy thận nên nợ chồng nợ và liên tục sống trong túng quẫn.
Bây giờ tuổi cao, sức yếu nhưng ông không một ngày được nghỉ ngơi. Suốt ngày ông lo đi khắp các con đường, góc phố để bán vé số mong kiếm lời từng đồng để lo cho đứa con bệnh tật.
"Tôi chỉ mong 2 chân được khỏe, đừng bệnh tật giữa chừng để bán vé số lo cho đứa con năm liệt giường và người vợ bệnh cao huyết áp nay đau mai yếu. Tôi chỉ sợ già rồi khi ngã xuống bất ngờ thì không ai lo cho vợ, cho con" – Ông lão gần 80 tuổi tuổi nói về ước mơ trong nỗi nghẹn ngào vì tai ương luôn bám riết lấy gia đình nghèo khó của mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Ông Nguyễn Văn Năm, ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Điện thoại: 01669.531.792.
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Bán xe máy, bán cả bò vẫn chưa cứu được vợ - 22/12/2015 00:25
- Bé 12 tuổi khóc ròng khi nghe ai nhắc về bố và mẹ - 21/12/2015 00:15
- Xót xa cảnh cha câm điếc nuôi con tâm thần - 20/12/2015 01:25
- Bố không có, mẹ bỏ đi, bé 10 tuổi nằm chờ chết vì không có tiền mổ u não - 19/12/2015 02:07
- Nụ cười hiếm hoi của bé mắc bệnh ruột hẹp - 18/12/2015 00:25
Các tin khác
- Bố bị bắn chết, mẹ bỏ đi, 3 chị em nuôi nhau trong căn nhà nát - 16/12/2015 06:57
- “Mẹ không về với con nữa rồi, cô ạ !” - 14/12/2015 00:35
- Bố mẹ khuyết tật, ăn còn chưa đủ tiền đâu chữa bỏng cho con? - 13/12/2015 01:25
- “Cha thì liệt, mẹ đã có chồng mới, chúng con… khổ lắm” - 12/12/2015 07:20
- Bảy năm chưa thoát nghèo cha làm sao cứu được con - 11/12/2015 00:25