VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Người đàn bà cả cuộc đời lam lũ, mưu sinh chăm sóc hết con đến chồng tâm thần, giờ đây nỗi thống khổ lại đè xuống chính thân hình còm cõi này. Một tai nạn lao động bất ngờ đã khiến bà chỉ có thể nằm một chỗ.
Tôi đến thăm căn nhà ấy mà không thể cầm được nước mắt. Một cảnh tượng trớ trêu đến xót lòng. Cả cuộc đời người phụ nữ khốn khổ ấy tưởng rằng như vậy là quá đủ. Nhưng không, giờ đây bà nằm đấy để người chồng tâm thần lúc tỉnh, lúc mê đút từng thìa cháo.
Sau tai nạn lao động, bà Ân bất lực nằm một chỗ nhìn cuộc đời trôi đi vô định
Bà là Trần Thị Ân (thôn 5, xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa). Hình dáng bà trông đến tội nghiệp với gương mặt khắc khổ đang nằm co quắp nhăn nhó vì đau đớn trên chiếc giường tre ọp ẹp trong căn nhà tối. Thân hình gầy gò, xác xơ, mái tóc đã được cắt cụt. Hơn 60 tuổi, nỗi bất hạnh vẫn không buông tha cho bà. Bà nằm đấy bất lực nhìn cuộc đời trôi đi vô định. Bởi biết làm sao đây, khi lao động chính trong gia đình, người gồng gánh nuôi chồng và hai đứa con tâm thần giờ đây chỉ nằm một chỗ.
Kể về cuộc đời đầy tăm tối của mình, bà không cầm được nước mắt. Dường như cuộc đời bà chưa bao giờ cảm nhận được niềm hạnh phúc. Bà lấy chồng cũng như bao người phụ nữ khác nhưng ông trời lại đẩy bà vào ngõ cụt nghiệt ngã khi 4 đứa con bà sinh ra thì hai đứa lần lượt mắc bệnh tâm thần. Người chồng vì quá đau lòng bởi số phận các con và cũng bởi cái nghèo khiến ông cũng trở nên ngớ ngẩn rồi mang bệnh lúc nào không biết. Nỗi đau chồng chất nỗi đau đè nặng lên đôi vai người đàn bà bất hạnh này.
Hai đứa con sau cơn co giật biến chứng năm 15-16 tuổi rồi trở nên ngớ ngẩn
Nhớ về quãng đời đầy đau khổ của mình, bà xót xa kể lại: "Vào năm 1994, khi đó con trai thứ hai là Nguyễn Văn Tục 15 tuổi, nó đang học cấp II thì bị cảm rồi lên cơn co giật. Tưởng con chỉ cảm bình thường cùng với việc gia đình quá khó khăn nên không cho con đi bệnh viện chỉ để ở nhà cho uống thuốc. Không ngờ bị biến chứng lên não rồi trở nên điên dại cho đến bây giờ. Đứa con gái út là Nguyễn Thị Luyến, sinh năm 1986 cũng tương tự như anh khi đang học dở cấp II vào năm 2001".
Bà bảo, khi đứa đầu tiên mắc bệnh tâm thần, người mẹ trong bà đã không dám tin đó là sự thật. Vậy mà ông trời vẫn không tha, tiếp tục đẩy con gái út của bà vào căn bệnh quái ác đó. "Những lúc lên cơn, chúng đánh nhau rồi đập phá đồ đạc, đốt hết quần áo, chạy khắp làng xóm la hét. Chán rồi chúng quay sang đánh tôi, cái thân tàn này sau những giờ lặn lội đi làm thuê làm mướn về lại bị chúng tra tấn. Khi khỏe thì tôi còn bỏ chạy thoát thân, lúc yếu không chạy nổi thì cứ kệ cho chúng đánh chán thì thôi. Khổ lắm..."
"Đã nhiều lần tôi nhờ hàng xóm xích chúng lại nhưng chỉ được vài hôm là lại phải thả ra vì nó lăn lộn vật vã, kêu gào không chịu được..." – người mẹ còm cõi nấc lên từng tiếng nghe đến nhói lòng.
Giấy tờ bệnh tật của ba bố con mang bệnh tâm thần
Bà nói đúng khi ông trời chẳng buông tha cho bà, hết con tâm thần rồi đến chồng. Cách đây 8 năm, người chồng cùng gánh vác nỗi đau với bà là ông Nguyễn Văn Phôi bỗng nhiên cũng hóa điên. Bà bảo, có lẽ vì ông quá đau lòng với những đứa con ngớ ngẩn điên dại của mình cùng với cái nghèo xác xơ đã khiến ông trở nên như vậy. Vẫn có lúc ông tỉnh táo để nhận ra vợ con mình, nhận ra người vợ tội nghiệp của mình từng ngày gánh vác nỗi thống khổ nhưng khi lên cơn ông lại đánh đập bà. Những biểu hiện của ông cũng chẳng khác gì những đứa con ngớ ngẩn của mình.
Không có tiền, không người đưa đón, chăm sóc, những đứa con và chồng của bà cũng chỉ biết đến cổng bệnh viện tâm thần hình như vài lần đếm trên đầu ngón tay... rồi thôi. Không thuốc thang, bệnh tật ngày một nặng, người phụ nữ ấy chỉ đủ sức ngày ngày lam lũ, vắt kiệt sức làm thuê, làm mướn mưu sinh để 4 con người không bị chết đói.
Khi tôi hỏi bà về hai người con không mắc bệnh của bà, bà thở dài, đôi mắt buồn bã ngân ngấn nước: "Chúng lớn lên đi làm thuê rồi lấy chồng lấy vợ, cuộc sống nghèo khổ cộng với việc chán nản với gia cảnh nên không đứa nào về. Lúc đói, lúc khổ cũng chỉ có anh em thi thoảng cho bát gạo nhưng rồi họ cũng nghèo cả, không ai giúp được gì". Vậy là bao nhiêu năm qua, một vai bà gánh gồng cả chồng cả con, gánh cả những nỗi đau chất chồng.
Sau lần bị tai nạn, người phụ nữ khốn khổ này bị gãy 3 đốt xương sườn, 3 đốt sống cổ nên không còn khả năng lao động
Dường như đã lâu lắm bà mới có thể trút được nỗi lòng mình nên nước mắt người đàn bà khốn khổ ấy cứ thế lăn trên khuôn mặt hốc hác, gầy guộc- những giọt nước mắt đắng chát và xót xa cho số phận của mình.
Ông trời có quá nhẫn tâm không khi bắt kiếp này bà gánh gồng quá nhiều nỗi thống khổ đến như vậy. Bắt bà bao năm gồng gánh nuôi chừng ấy con người tâm thần chưa đủ, cuối năm ngoái trong một lần kéo xe bò đi làm đồng, bà bị ngã rồi cả bò cả xe đè lên người. Bà không chết nhưng thân hình còm cõi của bà dưới chiếc xe bò nặng đã gãy 3 đốt sống lưng và 3 đốt sống cổ, một bên tay không thể cử động được nữa. Bà thành người tàn phế, không còn khả năng lao động, cuộc sống của chừng nấy con người đi vào bước đường cùng.
Bà bảo đã nhiều lần muốn chết quách cho xong cái kiếp khốn khổ này nhưng không làm được. Bà vẫn muốn sống, muốn được chữa bệnh để lại có thể chăm sóc cho những con người ngớ ngẩn kia.
Vậy là tài sản duy nhất trong gia đình là con bò cũng được bán đi, căn nhà tồi tàn cũng được cầm cố để có tiền chữa trị. Không có tiền, không người chăm sóc, bà bỏ viện về nhà, tiền mất mà tật vẫn mang. Bà vẫn chẳng thể đi lại được, vẫn nằm đấy nhìn cuộc đời trôi đi vô định, nhìn những con người khốn khổ mỗi ngày lúc khóc, lúc cười trong vô thức.
Chỉ đôi lúc tỉnh táo, bà Ân mới được ông chồng nấu cho miếng cơm, đút cho miếng cháo
Cuộc sống của những con người bất hạnh ấy giờ đây chỉ trông chờ vào 540.000đ tiền trợ cấp hàng tháng của 3 người tâm thần (mỗi người 180.000đ). Người đàn ông được bà gọi là chồng lúc tỉnh thì nấu cho bà bát cơm, xúc cho bà thìa cháo còn khi lên cơn ông lại chửi bới, lại quấy phá, bà lại nằm đó nuốt nước mắt nhịn đói cho qua ngày.
Chia tay gia đình người đàn bà khốn khổ ấy, tôi cứ ám ảnh những đôi mắt ngây ngô của những con người ngớ ngẩn, ám ảnh đôi mắt ầng ậc nước của người phụ nữ một đời bất hạnh, ngay cả lúc tàn phế vẫn muốn được sống để chăm sóc chồng con...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Ông Nguyễn Văn Xuyết (anh ruột ông Phôi) đội 5, xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. ĐT: 01645256380
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xót xa 2 chị em mất cha vì bệnh thế kỷ, mẹ đang chờ... tử thần gọi tên - 01/06/2015 07:05
- 3 đứa trẻ thơ khốn đốn trước cảnh bố mất vì tai nạn, mẹ chết vì ung thư - 29/05/2015 07:26
- Cảnh sống lay lắt của 3 đứa trẻ sớm mồ côi cha - 27/05/2015 00:39
- Mẹ nghèo khóc lặng trước cảnh 2 con cùng mắc bệnh tim bẩm sinh - 25/05/2015 00:47
- Khốn cùng người mẹ hơn 20 năm chăm con liệt, chồng điên - 21/05/2015 02:02
Các tin khác
- Bé 6 tuổi tím tái mong được phẫu thuật tim - 19/05/2015 02:11
- Cậu bé khuyết tật với nghị lực phi thường - 15/05/2015 07:06
- Xót thương cậu bé lớp 2 cầm cự từng ngày với bệnh ung thư quái ác - 14/05/2015 03:10
- Mẹ già nuôi ba người con gái mù - 13/05/2015 03:31
- Cảm phục bé lớp 4 tàn tật, sớm mồ côi cha nhưng hiếu học - 12/05/2015 01:26