VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Về thôn Bắc Hạ (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) không khó để tìm ngôi nhà của bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Nam. Đó là một ngôi nhà cấp bốn tuềnh toàng, không có cửa, nằm lọt thỏm giữa khu nhà cao tầng ngay gần tỉnh lộ. Có 4 con người ở trong ngôi nhà này thì 3 mù lòa, người còn lại sáng mắt thì ở tuổi gần đất xa trời, ốm yếu bệnh tật triền miên lại là lao động chính.
Ba cô con gái mù của bà Nam đều đã ngoài 40 tuổi nhưng không có khả năng lao động. |
Trong nhà, bốn mẹ con người nằm kẻ ngồi trên chiếc giường ọp ẹp, chỉ có tiếng kêu rít của chiếc quạt cũ kỹ đang quay. Nghe tiếng chân đi tới, những người phụ nữ hướng đôi mắt ra phía cửa. Nằm ở góc giường, bà Nam vừa trở về nhà sau 10 ngày nằm điều trị tại khoa Xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên.
Tiếng bà nhẹ như hơi thở: "Nằm viện có cơm ăn miễn phí, có người giúp đỡ, dìu đi lại, tắm rửa, nhưng nằm viện lâu ngày sốt ruột, ở nhà không ai trông nom mấy đứa con". Tài sản đáng giá nhất trong căn nhà này là cây quạt và chiếc nồi cơm điện cũ được cô con gái lớn biếu cách đây mấy năm. Cả cuộc đời mẹ con bà Nam chưa bao giờ biết đến chiếc tivi.
20 tuổi, bà Nam về nhà chồng, 9 đứa con lần lượt ra đời trong cuộc sống khốn khó. Cũng như bao bà mẹ khác, bà Nam luôn hy vọng những đứa con mình sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường. Thế nhưng ba con gái bất hạnh của bà bị mù ngay từ khi mới chào đời. Một thời bà mẹ đau khổ ấy đã bồng bế con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, với hy vọng mong manh là sẽ tìm được ánh sáng cho ba đứa con. Đi tới đâu, bà Nam cũng chỉ nhận được câu trả lời: "Bệnh bẩm sinh nên không thể chữa được".
Bà Nam lo lắng cho những tháng ngày tiếp theo của ba cô con gái tật nguyền. |
Cách đây 35 năm, chồng mất sau một cơn bạo bệnh, bà Nam lo nuôi 9 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Một mình bà lận đận làm lụng nuôi nấng, dựng vợ gả chồng cho các con. Đến nay 6 người con lành lặn của bà đã yên bề gia thất, còn một mình bà ở vậy chăm lo cho ba cô con gái có số phận kém may mắn. Ba người con ấy nay đều trên 40 tuổi, mù lòa, chỉ nấu được cơm, không có công việc kiếm sống.
Nhiều người khuyên bà đưa con vào trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật. Bà lắc đầu: "Mình đã không cho con được ánh sáng rồi thì phải để cho chúng nó được lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của mẹ".
Thương hoàn cảnh vất vả của bà Nam, hàng xóm mỗi người góp chút ít để giúp đỡ. Người cho cái chăn, người cho bộ quần áo, mớ rau, tới mùa vụ ai rảnh thì giúp bà cấy hái. Người dân thôn Bắc Hạ đều bảo đó là người phụ nữ khổ nhất xã Quang Tiến. Nói về bà, người làng trên, xóm dưới không tránh khỏi cái thở dài đầy thương xót: "Thân già lụi cụi làm quần quật suốt ngày mà vẫn chẳng đủ nuôi ba người con không có khả năng lao động. Nếu một ngày không may, tuổi già đưa bà Nam đi xa thì không biết số phận những đứa con tật nguyền kia sẽ ra sao".
Cuối năm 2014, bà Nam bị ngã gãy tay, phải bán đi con lợn - tài sản lớn nhất của cả nhà để lấy tiền chữa trị. Khi bà còn khỏe mạnh, với 5 sào lúa, một sào đất bãi trồng sắn, nuôi một con lợn, bà chắt bóp thì cũng tạm đủ lo ngày hai bữa cơm cho mấy mẹ con. Cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, bệnh tật cứ vây quanh bốn người phụ nữ khốn khổ ấy. Trái tim bà Nam quặn thắt khi mỗi lần chứng kiến cô con gái Nguyễn Thị Quang (49 tuổi), vật vã với những cơn đau do bệnh tiểu đường. Những lúc như vậy, bà chỉ biết ngồi ôm con khóc vì bất lực.
Ngôi nhà cũ kỹ là nơi trú ngụ của mẹ con bà Nam suốt mấy chục năm nay. |
Cuối năm 2014, Quỹ vì người nghèo huyện Sóc Sơn hỗ trợ gia đình bà 26 triệu đồng để tu sửa lại căn nhà dột nát. Bà dành một phần tiền để xây lại cái giếng, kết thúc mấy chục năm sống trong cảnh đi xin nước. Số tiền còn lại lo chạy chữa, thuốc thang cho con.
“Tôi sợ nhất là phải đi viện, tiền trong nhà đã hết sạch, còn bốn bao thóc cô con gái lớn mới cho cũng chỉ đủ cho ba đứa con ăn trong một tháng", bà nghẹn ngào. Những nếp nhăn in dấu thời gian trên khuôn mặt người đàn bà khắc khổ.
Ông Nguyễn Văn Hạnh, Trưởng thôn Bắc Hạ, cho biết, gia đình bà Nam thuộc dạng nghèo nhất xã. Hàng tháng, ba cô con gái tật nguyền của bà được hỗ trợ 350.000 đồng một người. Ngoài trợ cấp người tàn tật và hỗ trợ hộ nghèo thì mẹ con bà Nam không có một khoản nào thêm. "Chính quyền đã làm hết sức của mình để có thể hỗ trợ gia đình bà Nam, nhưng cũng chỉ được một phần rất nhỏ mà thôi", ông Hạnh cho biết.
Nguồn: Vnexpress
Tin mới
- Khốn cùng người mẹ hơn 20 năm chăm con liệt, chồng điên - 21/05/2015 02:02
- Xót xa người vợ nằm liệt giường trong cảnh cả chồng và con tâm thần - 21/05/2015 01:10
- Bé 6 tuổi tím tái mong được phẫu thuật tim - 19/05/2015 02:11
- Cậu bé khuyết tật với nghị lực phi thường - 15/05/2015 07:06
- Xót thương cậu bé lớp 2 cầm cự từng ngày với bệnh ung thư quái ác - 14/05/2015 03:10
Các tin khác
- Cảm phục bé lớp 4 tàn tật, sớm mồ côi cha nhưng hiếu học - 12/05/2015 01:26
- Sự sống mong manh của bé 15 tháng tuổi bị não úng thủy - 07/05/2015 08:44
- Những hoàn cảnh cần lắm sự sẻ chia - 04/05/2015 08:08
- Cách quyên góp cho nạn nhân động đất ở Nepal - 01/05/2015 15:30
- Hai hoàn cảnh khó khăn ở Phú Thọ được nhận hơn 250 triệu đồng từ bạn đọc - 27/04/2015 15:24