Trợ giúp người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp là một trong những mục tiêu quan trọng được đề cập trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. Để đạt được mục tiêu này, công tác định hướng nghề cho người khuyết tật cần phải được thực hiện trước tiên. Cuốn danh bạ "Việc làm và người khuyết tật" là một công cụ quan trọng để thực hiện công tác này.
Danh bạ việc làm và người khuyết tật nằm trong bộ công cụ định hướng nghề cho người khuyết tật mà tổ chức Handicap International xây dựng trong quá trình thực hiện dự án "Việc làm và an sinh xã hội cho người khuyết tật tỉnh Đồng Nai" (giai đoạn 1 từ 2011 - 2014).
Danh bạ việc làm và người khuyết tật do Handicap International phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai phát hành năm 2014
Danh bạ việc làm và người khuyết tật do Handicap International phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai phát hành năm 2014
Danh bạ giới thiệu một số công việc người khuyết tật đã và đang trải nghiệm trong thực tế tại tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh, thành khác ở Việt Nam. Theo bà Phạm Thị Bảo Chinh, Tư vấn kỹ thuật của Dự án: Mục tiêu của Ban Quản lý Dự án khi thực hiện cuốn danh bạ này là cung cấp cho các nhân viên làm công tác định hướng nghề một công cụ hỗ trợ cho việc giới thiệu nghề cho người khuyết tật, cung cấp cho người khuyết tật chưa có việc làm cơ hội tiếp cận sự đa dạng của các ngành nghề phù hợp với khả năng một cách sinh động hơn. Qua đó cũng gửi đến cộng đồng một thông điệp súc tích bằng hình ảnh về khả năng và mong muốn làm việc của người khuyết tật.
Về mặt cấu trúc, cuốn danh bạ được chia theo 2 nội dung: theo mô tả công việc và theo loại khiếm khuyết. Theo mô tả công việc, cuốn danh bạ cung cấp cho người đọc những công việc mà người khuyết tật đã làm trong thực tế với những ví dụ cụ thể, được chia theo 4 nhóm ngành nghề: thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng hóa và sản xuất nông nghiệp. Trong mỗi ngành nghề, thông tin được sắp xếp theo thứ tự ABC của nội dung trong mô tả công việc. Các nội dung trình bày dù ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin, có địa chỉ và trích dẫn nguồn cụ thể, rõ ràng. Ví dụ: ở nhóm ngành Dịch vụ, trang 4, ngành nghề thứ ba: Mô tả công việc: Cắt tóc nam. Nơi làm việc: huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Loại tật: Vận động.
Mô tả khiếm khuyết: Ngắn cổ, dị dạng cột sống. Nguồn HI (Handicap International). Người đã làm: anh Nguyễn Vây Kiên". Theo khiếm khuyết, Danh bạ cho biết những người thuộc những dạng khuyết tật khác nhau có thể làm được những công việc gì trong thực tế với những ví dụ cụ thể. Nội dung phần này được phân theo các loại khiếm khuyết như: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật trí tuệ, tâm thần và đa tật. Đối với mỗi nhóm, thông tin cũng được sắp xếp theo thứ tự ABC của nội dung trong "Mô tả khiếm khuyết". Ví dụ, ở nhóm người khuyết tật vận động, trang 62, loại tật liệt hai chân: Mô tả khiếm khuyết: Liệt hai chân. Ngành nghề: Dịch vụ. Mô tả công việc: Nhân viên bộ phận nghiệp vụ xuất bản. Nơi làm việc: Doanh nghiệp tư nhân, Gia Lai. Nguồn: Web. Người khuyết tật đã làm: Chị Lê Thị Bích Liễu.
Danh bạ việc làm và người khuyết tật được xây dựng không vạch ra giới hạn trong khả năng làm việc của người khuyết tật thuộc bất cứ dạng tật nào và trong bất cứ ngành nghề nào. Dù được xây dựng trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực hạn hẹp của một Dự án, thực hiện tại một địa phương (tỉnh Đồng Nai) nhưng với sự nỗ lực của cán bộ, cộng tác viên Dự án, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp tại tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Khuyết tật và phát triển, Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình cuốn Danh bạ đã trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả để minh họa cho khả năng làm việc của người khuyết tật và được người khuyết tật đón nhận rất tích cực.
Với những tiện ích như vậy, việc phát triển cuốn danh bạ này ở cấp độ cao hơn, phạm vi rộng hơn và phổ biến đến cộng đồng người khuyết tật sẽ góp phần tích cực trong việc định hướng nghề nghiệp cho họ. Giúp họ nhận thức được khả năng của mình, tự tin hơn trong quá trình học nghề, làm nghề. Có như vậy, việc thực hiện mục tiêu của Đề án Trợ giúp người khuyết tật sẽ trở nên dễ dàng hơn mang lại ý nghĩa thiết thực cho người khuyết tật trong cả nước.
(Theo Tạp Chí Người Bảo Trợ)
Tin mới
- 14 huy chương vàng tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc - 27/10/2014 02:03
- Tách thành công cặp song sinh dính liền bụng - 22/10/2014 09:46
- VĐV khuyết tật Việt Nam lập kỷ lục thế giới - 22/10/2014 09:34
- Công ty Esoftflow: Chuyên nghiệp và bình đẳng trong sử dụng lao động là người khuyết tật - 21/10/2014 04:59
- Tổ chức CRS với công tác đào tạo công nghệ thông tin và tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật - 21/10/2014 04:56
Các tin khác
- Trung tâm Dạy nghề cho NKT&TMC thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy hiệu quả vốn đầu tư và tạo việc làm cho NKT - 21/10/2014 04:53
- Phê chuẩn công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật là phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người khuyết tật Việt Nam - 21/10/2014 04:42
- Tỉnh Hội Thanh Hóa: Trao 80 xe lăn cho người khuyết tật - 21/10/2014 02:59
- Hội thi Tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ Nhất – 2014 - 21/10/2014 02:47
- Tỉnh Hội Đồng Tháp: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 770 bệnh nhân nghèo, cận nghèo - 21/10/2014 02:34