Thứ ba, 17 Tháng 1 2017 10:39

Trong những năm qua, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Bắc Giang đã có nhiều thành công trong việc đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp đối tượng. Đạt được những kết quả đáng mừng đó đã thể hiện rất rõ sự tham gia mạnh mẽ của tổ chức Hội các cấp trong toàn tỉnh, góp phần vào sự đổi mới nhận thức và xã hội hóa công tác bảo trợ.

Nhu cầu cần thiết phát triển tổ chức Hội cơ sở

Bắc Giang có 26 dân tộc anh em sống đan xen tại cộng đồng, sự phân bổ dân cư không đều, tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố, trong đó có 4 huyện miền núi và riêng huyện Sơn Động là 1 trong 61 huyện nghèo của cả nước có tỷ lệ hộ nghèo cao, còn các huyện miền núi đời sống chủ yếu dựa vào nghề trồng rừng, làm nông nghiệp, các huyện trung du làm nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ. Toàn tỉnh có gần 28 nghìn người khuyết tật (chiếm tỷ lệ 1,70% dân số) và gần 2 nghìn trẻ mồ côi.

Tinh Hoi Bac Giang -  Phat trien to chuc Hoi co so gop phan doi moi nhan thuc 112

Đại hội nhiệm kỳ II huyện Hội Yên Dũng

 

Là tỉnh miền núi nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trong đó các đối tượng là người khuyết tật, trẻ mồ côi lại càng khó khăn hơn, vì vậy muốn trợ giúp được nhiều cho đối tượng ở cộng đồng, cần nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh từng đối tượng, qua đó nắm bắt xem họ cần hỗ trợ gì, nhu cầu như thế nào để có cơ hội cải thiện đời sống. Xuất phát từ lý do đó, tỉnh Hội xác định việc củng cố, phát triển tổ chức Hội gắn liền với nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác Hội ở các cấp là đảm bảo nhằm bảo đảm cho Hội hoạt động có hiệu quả. Sự ra đời của các tổ chức Hội cơ sở sâu rộng đến địa bàn dân cư, cơ quan, trường học, thôn, bản của tỉnh Bắc Giang đã cho thấy rõ điều đó.

Thành công từ việc làm tốt công tác tuyên truyền

Mặc dù việc thành lập mới các huyện Hội gặp rất nhiều khó khăn bởi có nhiều huyện thuộc diện huyện nghèo và sau 10 năm thành lập mới chỉ có 5/10 huyện có tổ chức Hội. Tuy nhiên, trong năm 2016, tỉnh Hội Bắc Giang đã rất thành công trong việc vận động thành lập các tổ chức Hội cơ sở.

Tính đến thời điểm này, tỉnh Hội đã vận động thành lập mới 34 Hội cấp xã, 89 chi Hhội thôn, bản, tổ dân phố với 723 hội viên cá nhân, nâng con số Hội cấp xã, phường, thị trấn, trường học lên 218 Chi hội, 6.127 hội viên trong toàn tỉnh.

Đạt được những kết quả đáng mừng trên bởi từ tỉnh đến các huyện, thành Hội đã phối kết hợp vận động các tổ chức đoàn thể trong các hội nghị; đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình của huyện, xã về các chính sách liên quan đến người khuyết tật, trẻ mồ côi, Luật Người khuyết tật, bình đẳng giới, chống bạo lực, chống phân biệt đối xử với người khuyết tật. Đây là cách làm đúng đắn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích cực để tạo bước chuyển biến trong nhận thức và hành vi ứng xử của xã hội đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi, cùng với Đảng, Nhà nước bảo vệ, chăm sóc, phát huy năng lực của nhóm đối tượng yếu thế.

Tinh Hoi Bac Giang -  Phat trien to chuc Hoi co so gop phan doi moi nhan thuc 1

Tặng xe lăn cho NKT huyện Yên Thế

 

Tuy nhiên trong quá trình các cấp Hội hoạt động còn có khó khăn riêng, đó là UBND tỉnh mới chỉ công nhận tỉnh Hội là Hội có tính chất đặc thù, còn từ cấp huyện trở xuống chưa công nhận Hội đặc thù, vì vậy từ các cấp huyện Hội trở xuống không có chế độ kinh phí, mà chỉ được hỗ trợ, huyện cao nhất được 20 triệu/năm, huyện thấp nhất 6 triệu/năm, còn Hội cấp xã, thôn, bản không có kinh phí hoạt động.

Song với việc phát huy vai trò của người đứng đầu ở cấp huyện Hội, cấp xã, phường, thôn, bản, với bầu nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ Hội, hội viên hầu hết là những người về hưu, hoặc đang trực tiếp công tác trên các lĩnh vực ngày đêm tâm huyết, đoàn kết, nỗ lực cống hiến sức mình cho công tác Hội, với mong muốn mỗi ngày qua đi lại có thêm nhiều hơn người khuyết tật, trẻ mồ côi vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Tất cả những yếu tố trên là cơ sở để nhìn lại chặng đường đã đi qua, suy ngẫm những khó khăn đã vượt, trân trọng hơn những thành quả đang có và thêm niềm tin, động lực bước tiếp trên chặng đường mới.

Ý nghĩa thực tiễn cao

Hàng năm tỉnh Hội luôn có kế hoạch tập huấn theo chuyên đề Nghề công tác xã hội nhằm nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt động của cán bộ Hội và hội viên. Tổng kết những mô hình hoạt động hay, kinh nghiệm tốt để trao đổi, học tập, chia sẻ giữa các tổ chức huyện, thành Hội trong tỉnh, cùng nhau ôn lại những kết quả đạt được, nhận thức sâu sắc hơn những gì chưa làm được, rút ra bài học kinh nghiệm và thống nhất cách làm trong mái nhà của những người chung một tấm lòng, chung một ý chí vì sự nghiệp bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi. Trong năm 2017, tỉnh Hội phấn đấu phát triển thêm 1 huyện Hội và trong 5 năm tới sẽ phát triển mới các huyện còn lại.

Hoạt động bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi của tỉnh Hội và các huyện, thành Hội, các cấp Hội cơ sở đang trong bước phát triển đột phá, toàn diện, đạt nhiều kết quả mang tính bền vững, có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần đáng kể vào việc đổi mới nhận thức và xã hội hóa công tác bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi.

Từ các chương trình của Hội được coi là một dấu ấn đáng ghi nhận trong suốt 10 năm hoạt động đủ để khẳng định thành công bước đầu, kiểm chứng hiệu quả đối với xã hội và phần nào đáp lại sự kỳ vọng của Nhà nước khi thành lập Hội. Thành công này càng khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động của tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố. Sự quan tâm chia sẻ, phối hợp, lòng nhân ái và trách nhiệm của MTTQ, chính quyền đoàn thể các cấp, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh là nguồn cổ vũ lớn lao để Hội hết mình vì sự nghiệp bảo trợ, những tình cảm chất chứa yêu thương thể hiện bằng sự nỗ lực vươn lên của người khuyết tật, trẻ mồ côi, tiếp thêm sức mạnh để Hội đi đúng con đường đã chọn.  

 

 

Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ

 

PLG_CONTENT_SHOWTAGS_TITLE Tỉnh Hội Bắc Giang , bảo trợ

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi