TP. Hà Nội yêu cầu kiểm soát nhóm sản phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng thuộc các nhóm hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân...
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Theo đó, tại tuyến thành phố, trong năm 2023, Ban Chỉ đạo công tác ATTP triển khai 2 đợt kiểm tra liên ngành về ATTP, gồm: Kiểm tra liên ngành ATTP dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lễ hội xuân năm 2023; kiểm tra liên ngành ATTP trong "Tháng hành động vì ATTP" năm 2023.
Tại tuyến quận, huyện, thị xã, căn cứ vào kế hoạch của Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố, Ban Chỉ đạo công tác ATTP các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023 tại quận, huyện, thị xã.
Cán bộ Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên website và mạng xã hội.
Kế hoạch cũng nêu rõ, tập trung kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu: Nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; dư lượng, kháng sinh, dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.
Cùng với đó, kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; tiếp tục kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu; kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Kiểm soát nhóm sản phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng thuộc các nhóm hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân... Tăng cường, lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm. Đặc biệt nhóm sản phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng thuộc các nhóm: Hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân...
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm, hậu kiểm các quy định về công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm: Dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ; tập trung hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Tập trung hậu kiểm về công bố sản phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP; thực phẩm nhập khẩu; ghi nhãn thực hiện theo quy định. Hậu kiểm về quảng cáo; sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm…
Tin mới
- Người tiêu dùng ngày càng ưu chuộng sản phẩm ‘xanh’ - 17/04/2023 06:21
- Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn vệ sinh tại bếp ăn trường học - 13/04/2023 00:41
- Tạm giữ 2 tấn chân gà rút xương đông lạnh - 29/03/2023 06:44
- Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia: Có vi khuẩn gây ngộ độc trong cá chép muối ủ chua - 28/03/2023 04:18
- An toàn thực phẩm tại chợ: Vẫn luôn cấp bách - 23/03/2023 04:30
Các tin khác
- Tăng cường kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh rượu - 02/02/2023 09:56
- Chỉ đạo khẩn về việc rà soát, kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh rau, củ, quả không đảm bảo ATTP - 22/09/2022 07:36
- Đưa thực phẩm an toàn vào trường học, bếp ăn tập thể - 21/09/2022 05:03
- Hàng loạt nhà hàng ở Hà Nội bị xử phạt vì kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP - 05/08/2022 03:36
- Gần 97% mẫu thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm - 14/07/2022 06:04