Thực hiện Quyết định số 28/QĐ-BTP ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch 16/KH-UBND ngày 09/02/2023 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu đề ra của Kế hoạch 16/KH-UBND nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực cho người làm công tác trợ giúp pháp lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện người được trợ giúp pháp lý; theo dõi, kiểm tra, giám sát, bảo đảm người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Hình minh họa
Để thực hiện được mục tiêu đó, UBND tỉnh Thái Bình đề ra các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý như sau:
1. Tăng cường hoạt động truyền thông, khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động 1: Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật; tổ chức truyền thông điểm về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính ở cơ sở; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lồng ghép việc truyền thông trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính với các chương trình, đề án khác về người khuyết tật ở địa phương, nhất là tại xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật sinh sống.
Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện (xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, báo chí; kênh truyền thông mạng xã hội...); báo cáo về khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; nâng cao nhận thức của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý.
Hoạt động 2: Biên soạn và phát hành các ấn phẩm với nhiều hình thức có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Kết quả đầu ra: Băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB, bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các ấn phẩm chuyên dụng khác có nội dung dành cho người khuyết tật để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, Hội người khuyết tật, cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2023) và ngày Quốc tế người khuyết tật (03/12) bằng các hình thức phù hợp.
Kết quả đầu ra: Các hoạt động về trợ giúp pháp lý được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
2. Bồi dưỡng, tập huấn cho người làm công tác trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo từng lĩnh vực pháp luật đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức, đảm bảo trên 90% cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính nhất là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý mà người khuyết tật là bị hại trong các vụ án hình sự, người bị kiện trong các vụ án dân sự, hành chính và là nạn nhân trong các vụ việc bị bạo lực, bạo hành, mua bán.
Kết quả đầu ra: Bảo đảm 100% người khuyết tật thuộc diện người được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Kết quả đầu ra: Các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra.
Tin tưởng rằng, với kế hoạch đã đề ra thì quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thái Bình ngày càng được đảm bảo và thực hiện có hiệu quả.
Tin mới
- Hỗ trợ tốt nhất cho người khuyết tật tại sân bay Tân Sơn Nhất - 25/04/2023 06:22
- Hội người mù Việt Nam tiếp nhận kinh phí phẫu thuật mắt cho trẻ khiếm thị - 07/04/2023 07:44
- Những tấm gương phụ nữ khuyết tật vươn lên thoát nghèo - 03/04/2023 09:14
- Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 - 23/03/2023 04:33
- Giải bàn thắng đẹp nhất năm 2022 của FIFA (Puskas) được trao cho cầu thủ khuyết tật - 02/03/2023 10:30
Các tin khác
- Hội thảo “Khái niệm liên quan đến người khuyết tật và xác nhận khuyết tật” - 07/12/2022 09:22
- Kinh nghiệm mua xe lăn cho người già - 30/11/2022 09:20
- Gác 2 bằng đại học, cô gái chân lệch làm bánh ngọt - 27/10/2022 07:26
- SiSiCallCall - kết nối hỗ trợ người khiếm thị một cách dễ dàng hơn - 17/10/2022 07:31
- Đoàn chuyên gia nước ngoài hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ mắc dị tật tay, chân tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 - 04/10/2022 23:21