Cùng với việc khôi phục và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, ngay từ năm 2006, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước đã có những chính sách, chương trình triển khai chương trình miễn vé xe buýt cho người khuyết tật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm đối tượng này hòa nhập cộng đồng thông qua việc sử dụng phương tiện vận tải công cộng làm phương tiện đi lại.
Nhân viên xe buýt hỗ trợ NKT
Nhận thức được sự quan trọng của việc hướng đến các đối tượng là người khuyết tật, Sở GTVT thành phố đã thực hiện việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải như Công ty TNHH một thành viên Xe Khách Sài Gòn, Liên hiệp Hợp tác xã vận tải thành phố và Hợp tác xã vận tải 19/5 đầu tư xe buýt sàn thấp hoặc cải tạo, lắp đặt thiết bị nâng hạ nhằm phục vụ tốt hơn cho người khuyết tật sử dụng xe lăn. Một số vị trí trạm dừng xe buýt các khu vực tập trung đông người khuyết tật sử dụng như Bệnh viện ch n thương chỉnh hình, Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè, Trung tâm đào tạo khuyết tật Hóc Môn đã được Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng cải tạo lối lên xuống và lắp đặt nhà chờ thuận lợi hơn cho người khuyết tật sử dụng.
Lối dốc lên xuống nhà chờ xe buýt tạo điều kiện thuận lợi trong di chuyển cho người khuyết tật
Đến năm 2012, Luật người khuyết tật, Nghị định hướng dẫn thi hành luật người khuyết tật và Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 ra đời đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện, kết c u hạ tầng và tỷ lệ phương tiện cũng như tỷ lệ kết cấu hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ người khuyết tật của từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, thành phố đã tích cực đẩy mạnh việc triển khai chính sách hỗ trợ NKT tiếp cận sử dụng xe buýt. Cho đến nay, hệ thống xe buýt trên địa bàn thành phố đã dành 2 hàng ghế đầu ưu tiên cho NKT. Đặc biệt, 263/2.512 phương tiện (chiếm hơn 10% tổng phương tiện) có trang bị thiết bị nâng hạ hoặc sàn thấp thuận lợi cho NKT sử dụng. 350/497 nhà chờ xe buýt đã được cải tạo lối lên xuống thuận lợi cho NKT sử dụng xe lăn tiếp cận. Trong giai đoạn 2014-2017, Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đề án đầu tư thay thế mới 1.680 xe buýt, trong đó có 300 xe buýt sàn thấp, tạo thuận lợi cho NKT khi tham gia phương tiện giao thông công cộng này. Sở GTVT đã c p 11.017 thẻ đi xe buýt miễn phí cho những người được hưởng chính sách như thương, bệnh binh. Ngoài ra, tại các ga hành khách xe buýt cũng đã bố trí nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ người khuyết tật, các nhân viên xe buýt đều được đào tạo kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật đi xe buýt.
Xe bus có lối lên tiếp cận tạo thuận lợi cho NKTkhi sử dụng
Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng cũng tổ chức một số chương trình, sự kiện nhằm ghi nhận ý kiến phản hồi đồng thời khuyến khích NKT tham gia sử dụng loại hình phương tiện này. Có thể kể đến chương trình “Xe buýt đồng hành cùng người khuyết tật” hướng dẫn các nhân viên xe buýt những kỹ năng giúp người khuyết tật; tổ chức mời người khuyết tật trải nghiệm dịch vụ xe buýt để có cơ sở, thực tiễn tổng cải tổ loại hình vận tải này thân thiện hơn; cải tạo và đưa vào sử dụng lối đi phục vụ cho người khuyết tật tiếp cận tại Trạm điều hành xe buýt Công viên 23/9 - một trong những bến xe buýt lớn của thành phố…
Bên cạnh những nỗ lực nhằm hỗ trợ người khuyết tật trong việc hội nhập cộng đồng và sử dụng phương tiện công cộng của ngành, vẫn còn hiện tượng nhân viên phục vụ xe buýt có những hành động và thái độ chưa đúng mực, thiếu hòa nhã với người khuyết tật, chưa hỗ trợ hành khách là người khuyết tật lên xuống xe buýt và đặc biệt là phân biệt đối xử với người khuyết tật. Đây cũng là những vấn đề gây bức xúc cho hành khách là NKT, làm xấu đi hình ảnh của ngành giao thông vận tải.
Để góp phần ch n chỉnh những vấn đề còn tồn tại, cải thiện chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, để xe buýt thực sự “đồng hành cùng NKT”, trong thời gian tới, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng sẽ phối hợp tổ chức khoảng 100 lớp tập huấn kỹ năng nâng cao nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng hỗ trợ NKT đi xe buýt cho các tài xế và tiếp viên; tiếp tục tiến hành nghiên cứu và cải tạo lối lên xuống dành cho người khuyết tật tại tất cả các Trạm xe buýt trên địa bàn thành phố. Ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm cho biết đã đề xuất với Sở GTVT cải tạo 300 nhà chờ xe buýt phục vụ tốt hơn cho người khuyết tật đi xe lăn, người cao tuổi. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ quy định số lượng phương tiện mới có trang bị thiết bị trên từng tuyến cụ thể, đặc biệt là các tuyến có lộ trình lưu thông qua các khu vực có nhiều người khuyết tật đi lại cùng với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể để các doanh nghiệp vận tải đầu tư theo lộ trình quy định.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin mới
- Liệt nửa người vẫn mở thư viện sách và kêu gọi từ thiện - 31/10/2017 03:49
- Nữ sinh 23 tuổi trở thành Hoa hậu xe lăn thế giới đầu tiên - 13/10/2017 06:49
- Đội bóng 'một chân' Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại Anh, vô địch châu Âu - 13/10/2017 06:47
- Chương trình truyền hình thực tế của BBC ghi hình ở VN - 05/10/2017 06:36
- Kỳ lạ người phụ nữ 27 tuổi mang hình hài "trẻ lên 2" ở Thái Nguyên - 26/09/2017 02:58
Các tin khác
- Nghị lực và tình yêu đẹp của cặp vợ chồng khuyết tật - 21/09/2017 03:23
- Nhà vô địch Paralympics nhẹ nhàng phá kỷ lục ASEAN Para Games - 19/09/2017 03:12
- Xúc động cảnh cậu bé 3 tuổi khuyết tật tứ chi dỗ em sơ sinh đang khóc bằng núm ti giả - 11/09/2017 07:11
- Trợ giúp người khuyết tật đi xe buýt - 11/09/2017 03:22
- Hạnh phúc sau nỗi đau da cam - 05/09/2017 07:37