Để người dân dễ nhận diện, Ban quản lý đường sắt đô thị đã chọn màu đại diện cho các tuyến metro tại TP HCM trên tiêu chí hài hòa, dễ phân biệt kể cả với người mù màu.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, đơn vị này cùng nhà thầu nghiên cứu màu sắc cho 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail) để thuận tiện cho công tác đầu tư và vận hành khai thác hệ thống đường sắt đô thị của thành phố sau này.
Với tiêu chí màu sắc hài hòa, dễ phân biệt kể cả với người mù màu, tuyến metro số 1 (ký hiệu L1) có màu xanh da trời; tuyến metro số 2 (ký hiệu L2) mang màu đỏ quốc kỳ; tuyến metro số 3A (ký hiệu L3A) màu vàng da cam; tuyến metro số 3B (ký hiệu L3B) màu vàng da cam xen vào màu trắng.
Màu xanh lá cây tươi được chọn cho tuyến metro số 4 (ký hiệu L4); tuyến metro số 4B (ký hiệu L4B) có màu xanh lá cây tươi xen màu trắng; màu hồng sen được chọn cho tuyến metro số 5B (ký hiệu L5B); màu nâu đất được chọn cho tuyến metro số 6 (ký hiệu L6).
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) mang màu xanh dương. Ảnh: Hữu Công
Đối với 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray: tuyến tàu điện rãnh đơn 2 (ký hiệu M2) sẽ mang màu tím thành thị; tuyến tàu điện rãnh đơn 3 (ký hiệu M3) có màu xám nhạt và màu xanh dương nhạt được chọn cho tuyến lấy điện trên cao (ký hiệu T).
Nếu được UBND TP thông qua, các màu sắc này sẽ được chọn và áp dụng cho các tuyến metro của thành phố trong tương lai.
Trước đó, Ban quản lý đường sắt đô thị đã chọn logo cho hệ thống metro của thành phố. Logo này lấy ý tưởng từ hình búp hoa sen, loài hoa tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam. Những đường nét vươn lên được cho là mang đến thông điệp đầy triển vọng về loại hình giao thông công cộng mới. Kết hợp với hình dáng chữ M của từ METRO, logo được đánh giá là vừa mang sự mềm mại từ những cánh hoa sen, vừa mang sự bền vững, tầm cỡ của một công trình giao thông có ý nghĩa rất lớn với TP HCM.
Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, TP HCM có 8 tuyến metro gồm: Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km (dự kiến kéo dài đến Bình Dương); Tuyến số 2: Thủ Thiêm - Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khoảng 48 km (làm trước đoạn Bến Thành - Tham Lương)
Tuyến 3A: Bến Thành - Tân Kiên khoảng 20 km; Tuyến 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước dài hơn 12 km; Tuyến số 4A: Cầu Bến Cát - Khu đô thị Hiệp Phước dài 36 km; Tuyến 4B: Ga Công viên Gia Định - Ga Lăng Cha Cả dài 5,2 km; Tuyến số 5: Cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc (khoảng 17 km); Tuyến số 6: Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm (dài hơn 6 km).
Ngoài ra, còn có 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail).
Theo VNE
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Phạt chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực 100 triệu đồng - 15/10/2015 12:55
- Giải cứu bé gái đầy thương tích từ căn nhà khóa 2 lớp trong chùa - 15/10/2015 02:33
- Anh hùng Hồ Giáo qua đời - 15/10/2015 02:25
- Nổ bình gas, 3 nhà sập, 1 người tử vong - 15/10/2015 01:30
- Xây cầu nối 3 quốc lộ huyết mạch phía Đông TP HCM - 15/10/2015 01:11
Các tin khác
- Ô nhiễm từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam vào mùa đông - 14/10/2015 09:15
- Vùng núi phía Bắc rét đậm, có nơi xuất hiện băng giá - 14/10/2015 06:43
- Hà Nội không bị ảnh hưởng bởi lũ lớn nơi thượng nguồn sông Hồng - 14/10/2015 02:48
- Lâm tặc “oanh tạc” nhiều khu rừng phòng hộ - 14/10/2015 01:23
- Cuối năm nay "cửa ngõ kẹt cứng" của Hà Nội sẽ hết ùn tắc? - 14/10/2015 01:08