Berlin buộc phải khôi phục việc kiểm soát ở biên giới sau khi thừa nhận không thể xử lý thêm trước làn sóng người di cư tăng vọt.
Cảnh sát Đức kiểm tra người di cư Syria tại biên giới với Áo. Ảnh: AFP
"Mục đích của biện pháp này là ngăn dòng người di cư đang tràn vào Đức và trở lại phương thức theo trật tự", AFP hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere nói.
Theo ông Maiziere, chỉ trong vòng hai tuần qua, số lượng người di cư đến thành phố Munich lên đến mức kỷ lục 63.000 người. Những người này cần hiểu rằng "họ không thể chọn quốc gia nơi họ đang tìm kiếm sự bảo vệ", ông cho hay.
Chỉ trong vòng vài giờ sau tuyên bố mới này, các quan chức Đức đã bắt đầu thực hiện vệc kiểm tra hộ chiếu của người di cư ở khu vực gần biên giới với Áo, theo AFP.
Khi đêm xuống, cảnh sát trong trang phục phát quang dừng tất cả các xe và người đi bộ ở đoạn đường giao Freilassing tại Bavaria, khi ba người Syria đi bộ được yêu cầu dừng bên lề đường.
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng quyết định của Đức nhấn mạnh tính cấp thiết của việc cần thống nhất các biện pháp do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra nhằm xử lý cuộc khủng hoảng, đó là việc phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư cho các nước thành viên.
Tuy nhiên, bộ trưởng nội vụ các nước EU vẫn đang thảo luận kế hoạch gây tranh cãi này tại Brussels, Bỉ. Một số nước Đông Âu đã cảnh báo họ sẽ phản đối bất kỳ hạn ngạch bắt buộc nào với người di cư.
Công bố tái kiểm tra người di cư của Đức được Thủ tướng Hungary Viktor Orban hoan nghênh. Ông Orban được biết là người cứng rắn với chính sách với người di cư và Budapest cũng đang xây dựng một hàng rào dọc biên giới với Serbia để ngăn người nhập cư tràn vào.
"Chúng ta hiểu rằng quyết định của Đức là cần thiết để bảo vệ giá trị của nước này cũng như của châu Âu", ông nói.
Czech cũng cho hay sẽ tăng cường an ninh ở biên giới với Áo.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande tối qua thảo luận vấn đề qua điện đàm. Hai nhà lãnh đạo "chia sẻ sự đánh giá về tình hình hiện tại về người di cư", phát ngôn viên của chính phủ Đức cho hay.
Trong khi Đức, Pháp ủng hộ đề xuất rằng các nước "tiền tuyến" gồm Italy, Hy Lạp và Hungary tiếp nhận 160.000 người di cư, các nước Hungary, Czech, Slovakia và Romania đều phản đối.
Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thúc giục Liên Hợp Quốc xem xét điều lực lượng gìn giữ hòa bình tới Syria để giúp dòng người di cư đang cố tới châu Âu. Theo Tổ chức quốc tế về người di cư, hơn 430.000 người đã vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu trong năm nay, trong đó hơn 2.700 người thiệt mạng hoặc mất tích.
Một thảm kịch khác lại xảy ra hôm qua khi hơn 34 người di cư thiệt mạng ngoài khơi Hy Lạp, chiếc thuyền chở quá tải của họ bị chìm do sóng lớn.
Theo VNE
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tổng thống Ukraine công bố kế hoạch giải ngũ quy mô lớn - 14/09/2015 09:24
- Malaysia bắt giữ 3 nghi phạm liên quan đánh bom Bangkok - 14/09/2015 08:30
- Quân đội Hàn Quốc thay Tổng tham mưu trưởng - 14/09/2015 07:01
- Mỹ nâng cấp hệ thống tên lửa Aegis đối phó "tên lửa diệt hạm" của Trung Quốc - 14/09/2015 04:00
- Cảnh sát Ai Cập bắn nhầm đoàn xe du lịch, 12 người chết - 14/09/2015 03:58
Các tin khác
- Ba tàu chở vàng của phát xít có thể nằm trong đường ngầm Ba Lan - 14/09/2015 02:10
- Cháy rừng thiêu rụi hàng trăm ngôi nhà ở Mỹ - 14/09/2015 01:56
- Hungary triệu tập đại sứ Áo, phủ nhận đối xử tệ người tị nạn - 13/09/2015 15:15
- Trung Quốc và Malaysia chuẩn bị diễn tập ở Eo biển Malacca - 13/09/2015 14:16
- Nga tập trận hải quân gần bờ biển Syria - 13/09/2015 13:15