Hungary đã triệu tập đại sứ Áo để phản đối cáo buộc của thủ tướng Áo gần đây rằng Hungary đã đối xử người tị nạn một cách vô nhân đạo như thời Đức quốc xã và cho rằng những lời phát biểu này không xứng của một nhà lãnh đạo thế kỷ 21.
Cặp vợ chồng người tị nạn Syria bị cảnh sát đối xử thô bạo tại Hungary (ảnh: ABC)
Khẩu chiến giữa Áo và Hungary nổ ra sau khi Thủ tướng Áo Werner Faymann trả lời phỏng vấn Tạp chí Der Spiegel của Đức gần đây rằng giới chức Hungary ngày 3/9 đã lừa gạt người tị nạn, tống họ lên tàu hỏa và chở họ đến một trại tập trung tại thị trấn Bicske, cách thủ đô Budapest 35 km về phía tây.
Cách hành xử này nó khiến người ta gợi nhớ về thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử châu Âu trong thời Chiến tranh thế giới thứ II, khi phát xít Đức đã trục xuất người Do Thái, ông Faymann nhận xét.
Chia sẻ với tờ Oesterreich của Áo số ra hôm Chủ Nhật (13/9), ông Faymann nói: "Thật là không chấp nhận được khi người tị nạn đến từ Hungary vẫn còn sợ sệt, hoảng loạn, đói khát và bị khủng hoảng tinh thần".
Hungary đã phản ứng gay gắt trước các bình luận của Thủ tướng Áo bằng cách triệu đại sứ Áo tới để phản đối. Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cũng cáo buộc Thủ tướng Áo đã thực hiện một chiến dịch "nói dối" nhắm vào Hungary và rằng những lời phát biểu của ông Faymann là vô trách nhiệm, không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư mà châu Âu đang đối mặt hiện nay.
Theo trang mạng ABC của Úc, hàng ngàn người tị nạn đã vượt biên giới Hungary để tới khu vực Schengen, khu vực không cần hộ chiếu của châu Âu, nhiều người trong số họ tiếp tục di cư đến khu vực phía bắc và tây sầm uất của châu lục này.
Nhiều người tị nạn Syria đã không đăng ký với chính quyền Hungary vì sợ rằng họ sẽ gửi trở lại các trại tập trung mà không đến được các miền đất hứa.
Đức gần đây đã công bố nước này sẽ tiếp nhận tổng cộng 450.000 người tị nạn trong năm nay. Thủ tướng Angela Merkel đã quyết định nới lỏng các quy chế về người tị nạn Syria, bước đi này đã được người tị nạn hoan nghênh nhưng lại vấp phải chỉ trích gay gắt từ dư luận trong nước và nước ngoài.
28 nước thành viên Liên minh châu Âu hiện vẫn còn bất đồng về lời giải cho cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
Theo ABC
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Mỹ nâng cấp hệ thống tên lửa Aegis đối phó "tên lửa diệt hạm" của Trung Quốc - 14/09/2015 04:00
- Cảnh sát Ai Cập bắn nhầm đoàn xe du lịch, 12 người chết - 14/09/2015 03:58
- Đức tái kiểm soát người di cư ở biên giới - 14/09/2015 02:13
- Ba tàu chở vàng của phát xít có thể nằm trong đường ngầm Ba Lan - 14/09/2015 02:10
- Cháy rừng thiêu rụi hàng trăm ngôi nhà ở Mỹ - 14/09/2015 01:56
Các tin khác
- Trung Quốc và Malaysia chuẩn bị diễn tập ở Eo biển Malacca - 13/09/2015 14:16
- Nga tập trận hải quân gần bờ biển Syria - 13/09/2015 13:15
- Đạt thỏa thuận mới về xung đột Ukraine - 13/09/2015 12:35
- Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm 15 người mất tích do lũ lụt - 13/09/2015 12:31
- “Niềm tự hào châu Âu” Angela Merkel - 12/09/2015 11:00