Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ năm, 01 Tháng 6 2023 15:54

Làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) - một ngôi làng nhỏ, nằm biệt lập ngoài biển, nơi lưu giữ nhiều dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh từ cách đây hàng nghìn năm. Gò Cỏ có núi, có biển nhưng bao năm nay người dân nơi đây vẫn nghèo. Từ ý tưởng phát triển du lịch cộng đồng của một cử nhân Văn hóa học, Gò Cỏ giờ đây đã thay da, đổi thịt, không chỉ góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm địa phương, hình thành các dịch vụ trải nghiệm du lịch cộng đồng mới ở vùng nông thôn mà còn tạo thêm thu nhập và sinh kế cho người dân nơi đây.

z4412078143523 32cbfbfeced914f5823932fcc9749b8a

 Gò Cỏ vẫn còn giữ lại được khung cảnh thiên nhiên hoang sơ

 

 

Người có ý tưởng biến Gò Cỏ thành ngôi làng du lịch đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi là chị Nguyễn Thị Diễm Kiều - Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ. Diễm Kiều là Cử nhân chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Sài Gòn. Năm 2015, sau khi tốt nghiệp đại học, Kiều trở về quê hương với tài sản lớn nhất là khát vọng tuổi trẻ và những kiến thức được học trên giảng đường. Để thực hiện ước mơ, Diễm Kiều xin vào làm việc tại một doanh nghiệp du lịch để tích lũy kinh nghiệm, tiền bạc và tìm kiếm những cơ hội cho bản thân.

Làng Gò Cỏ (diện tích 105 ha) nằm trong vùng lõi của Trung tâm Di sản, Văn hóa cổ Sa Huỳnh (rộng 1.700 ha). Làng là không gian sinh sống của lớp người Chăm Pa, sau này là người Việt đến sinh cơ, lập nghiệp. Dấu ấn để lại vẫn còn hiện hữu, gồm: 12 giếng cổ, miếu mạo của người Chăm.

Gò Cỏ cách đây hơn nửa thập kỷ còn hoang sơ, đời sống người dân chủ yếu là tự cung, tự cấp, hầu hết những người trẻ đều rời bỏ quê hương đi làm ăn xa, để lại ngôi làng biển toàn là người già và trẻ nhỏ. Có nhiều người lớn tuổi chỉ sống cho hết ngày, mong ngóng con cháu trở về. Trong mắt người làng lúc đó, Gò Cỏ là nơi “khỉ ho cò gáy”, chẳng ai muốn tìm tới. Chính hiện thực đầy khắc khổ ở mảnh đất này đã tác động vào ý chí của chị Kiều trong việc lựa chọn lối đi của mình. Để sau nhiều ngày suy nghĩ, chị lựa chọn từ bỏ cộng việc thu nhập cao đang làm để trở về nỗ lực vì lợi ích của cộng đồng. Ý tưởng thành lập Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ ra đời, hướng tới mục tiêu bảo tồn văn hóa và tạo sinh kế cho người dân bản địa.

z4412078105682 f46706ed5b856ddb0c6b92660421d1d1

  Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ Gò Cỏ

Hợp tác xã (HTX) Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ được thành lập vào tháng 4/2019. Cộng đồng du lịch làng Gò Cỏ được hình thành với các dịch vụ như homestay, ăn uống, đi thuyền, hướng dẫn viên tại điểm và 4 dịch vụ trải nghiệm: nấu ăn, làm nông dân, trò chơi dân gian, đan lưới. Mỗi nhà, mỗi người tham gia HTX có một công việc và có từng quy chế khác nhau. Đến nay, HTX đã xây dựng được 15 homestay đủ điều kiện đón khách lưu trú, 5 thuyền nan phục vụ khách tham quan trên biển gần bờ, 5 hướng dẫn viên đã qua đào tạo, 8 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.

z4412078132310 d23ad78d0d73aea5ced7be7065552bd0

Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều - Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ với xã viên tham gia cùng phát triển du lịch cộng đồng 

Du khách đến với Gò Cỏ được tham gia trực tiếp trải nghiệm các hoạt động như: Đan lưới, nấu ăn, làm nông dân và tham gia các trò chơi dân gian. Năm 2020, làng Gò Cỏ được công nhận điểm du lịch 3 sao theo tiêu chí của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Kết quả đó có được là nhờ sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng cư dân sống ở Gò Cỏ. Ở đó, họ tạo nên những biển hiệu độc đáo bằng những thứ bỏ đi như cây khô, rác thải nhựa... Họ cũng sáng tạo ra những món ăn vừa lạ mắt, vừa ngon miệng dựa trên các đặc sản quê hương,… tạo nên sự khác lạ, sức hấp dẫn đặc biệt với du khách thập phương.

z4412078152277 bcfa6d120d6dc1c571a00998007486df

Du khách đến với Gò Cỏ được tham gia trực tiếp trải nghiệm du lịch và các hoạt động cùng người dân

Người Gò Cỏ dần biết làm du lịch cộng đồng, biết đón du khách, sẵn sàng thay đổi để góp sức xây dựng làng quê xanh, sạch, đẹp. Bà con đã ý thức được và gìn giữ những bụi cây, hòn đá, giếng cổ, mái nhà tranh, ngư lưới cụ… để làm du lịch. Từ khi tham gia cùng HTX phát triển du lịch, những người dân chân chất đã trở thành những hướng dẫn viên chuyên nghiệp bởi chẳng ai hiểu làng Gò Cỏ bằng họ. Nhiều người trở thành những “giảng viên”, tổ chức những khóa trải nghiệm, dạy nấu ăn, tìm hiểu văn hóa bản địa cho các đoàn khách.

 

z4412078113069 4c9a872038d6a51843211b52d62eac93

Du khách tham gia trực tiếp trải nghiệm du lịch

 

Mấy năm nay, Gò Cỏ được biết đến như là một điểm du lịch cộng đồng hoang sơ, kỳ bí - nơi du khách được trải nghiệm hòa mình vào một không gian sống cổ xưa, với các di tích đền thờ, miếu, giếng cổ, những bức tường đá. Ngoài ra, nơi đây còn có các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc. Việc mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch cộng đồng tại Gò Cỏ đã cải thiện sinh kế, đời sống của người dân nơi này. Làng Gò Cỏ hiện có khoảng 83 nóc nhà, hầu hết là nhà cấp 4, nhỏ xinh, gọn gàng, sạch đẹp bên những giàn hoa giấy rực rỡ, những buồng dừa trĩu quả. Làng Gò Cỏ bình lặng, không ồn ào, không bị đô thị hóa... nên du khách vô cùng thích thú. Họ xem Gò Cỏ như cô gái quê” chân chất, mộc mạc, thuần khiết.

z4412078112332 cdcddf011b8c7af8711a508e88bc3002

Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều với mong muốn tạo ra điểm đến thú vị cho du khách

Trong làng, các vật liệu được sử dụng đều thân thiện với môi trường, cảnh quan, phù hợp với văn hóa bản địa. Từ đầu đến cuối làng chỉ hoa giấy, vật liệu bỏ đi được tái chế trang trí nhà cửa cho khách ngồi ăn uống, tham quan. Làng không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, dịch vụ trải nghiệm văn hóa. Một ngôi làng còn giữ được hồn cốt của một làng Chăm Pa cổ xưa. Và quan trọng hơn, để tăng điểm cộng, tạo ra điểm đến thú vị cho du khách, người dân trong làng đã nỗ lực học hỏi cách làm du lịch cộng đồng, cùng chung tay giữ gìn môi trường sạch, đẹp…

Chính những cách làm hiệu quả, chung tay giữ gìn một môi trường mà làng du lịch Gò Cỏ đã đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan ở lại. Điểm sáng về môi trường xanh, sạch, đẹp ở làng Gò Cỏ là mô hình đáng để các địa phương đã và đang bắt tay làm du lịch cộng đồng học hỏi./.

 

 

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi