Quyết định của Thủ tướng Angela Merkel cho hàng nghìn người di cư kẹt ở Hungary được vào Đức đã gây chia rẽ sâu sắc trong chính phe bảo thủ của bà.
Reuters cho biết, các đồng minh Bavaria của Merkel đã lên tiếng cáo buộc bà phát "một tín hiệu sai hoàn toàn" tới châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel chịu nhiều sức ép về cuộc khủng hoảng di cư. (Ảnh: Reuters)
Tranh cãi nổ ra sau khi Áo và Đức tuyên bố mở cửa biên giới tiếp nhận hàng nghìn người di cư mệt mỏi từ Hungary sang.
Đức ước tính một dòng di cư và tị nạn kỷ lục sẽ lên tới 800.000 người trong năm nay. Chỉ tính riêng trong tháng 8 đã có hơn 100.000 người đăng ký tị nạn ở nước này, bởi nền kinh tế lớn nhất và giàu có nhất châu Âu là điểm đến mơ ước của rất nhiều người vốn đã có thân nhân đang sinh sống ở đó.
Theo một phát ngôn viên của Chính phủ Đức, Thủ tướng Merkel và người đồng cấp Hungary Viktor Orban đã nhất trí qua điện thoại rằng, quyết định để người tị nạn - phần lớn chạy trốn nội chiến ở Syria - được phép qua biên giới chỉ mang tính tạm thời vì các lý do nhân đạo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Joachim Herrmann, thuộc Đảng Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo (CSU), đảng "chị em" trong khu vực của Đảng Dân chủ Thiên chúa Giáo (CDU) đang cầm quyền ở Berlin của bà Merlel, cáo buộc bà đã dấn bước mà không tham vấn các bang phải giải quyết dòng người nhập cư.
Theo báo Bild am Sonntag, tại một cuộc họp, Chủ tịch CSU Horst Seehofer cùng nhiều lãnh đạo khác của đảng này đã nhất trí cho rằng, việc bà Merkel bật đèn xanh cho người di cư kẹt ở Hungary là một "quyết định sai cỉa chính phủ liên bang".
Phát ngôn viên của CSU Simon Rehak xác nhận thông tin kể trên, nói rằng đảng bảo thủ này sẽ đưa vấn đề vào nghị trình một cuộc gặp liên minh cấp cao ngay sau đó.
Người di cư từ các nước như Syria rất muốn đến được Đức. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, đảng Dân chủ xã hội trung tả, một đối tác nhỏ trong "liên minh lớn" của bà Merkel, lại nhanh chóng bênh vực nữ Thủ tướng. Tổng thư ký Yasmin Fahimi gọi quyết định của bà là "điều đúng đắn duy nhất phải làm".
"Chúng ta phải phát đi một tín hiệu nhân đạo mạnh mẽ để chứng tỏ rằng, các giá trị của châu Âu là vững chắc ngay cả trong những thời điểm khó khăn. Hungary không thể kham nổi cuộc khủng hoảng này", bà Fahimi nhấn mạnh, ý nói đến nỗ lực của Budapest muốn đưa người di cư vào trong các trại và hàng loạt các cuộc đối đầu căng thẳng giữa cảnh sát Hungary và người di cư.
Một cuộc thăm dò dư luận tuần trước cho thấy, uy tín của bà Merkel suy giảm vì cách thức bà xử lý vấn đề di cư. Tuy nhiên, đa số người Đức không cảm thấy lo lắng về dòng người đang kéo đến nước họ.
Theo Vietnamnet
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Mỹ đề nghị Hy Lạp đóng cửa không phận với máy bay Nga đến Syria - 08/09/2015 00:52
- Nữ hoàng Anh thay đổi như thế nào sau 63 năm trị vì? - 07/09/2015 09:52
- Quân khu Trung tâm của Nga đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu - 07/09/2015 09:43
- 32 người chết do sét đánh tại Ấn Độ - 07/09/2015 09:19
- Tin nóng: Thân nhân hai miền Triều Tiên sắp được gặp nhau - 07/09/2015 08:24
Các tin khác
- Điệp viên Pháp đánh chìm tàu lần đầu xin lỗi sau 30 năm - 07/09/2015 07:14
- BBC lên kế hoạch phát sóng đến Triều Tiên - 07/09/2015 07:08
- Campuchia: Quân đội đề nghị xử lý kẻ xuyên tạc vấn đề biên giới - 07/09/2015 03:09
- Lật thuyền tại Malaysia: 50 người nhập cư thiệt mạng - 07/09/2015 03:02
- Máy bay chở 7 người mất tích trên biển - 07/09/2015 02:27