CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Theo y học cổ truyền, duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn.
Bài thuốc quý cho người viêm gan từ thịt lươn
Bài thuốc quý từ cây đinh lăng
Theo y học cổ truyền, duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn. Nhiều nơi đã sử dụng cây duối để chữa các bệnh, đau răng, tiêu chảy, vỏ duối dùng chữa bệnh phong thấp đau nhức, sâu răng, đau bụng, sốt, tiêu chảy...
Cây duối còn gọi là duối nhám, người Tày gọi là mạy xói, cây mọc hoang nhiều nơi nước ta. Là loại cây thân gỗ, cao đến 10m, toàn cây có nhựa mủ trắng. Lá cứng, mọc so le, hình trứng ngược, dài khoảng 3 - 7cm, rộng 3cm, mép khía răng, mặt lá rất nhám. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa đực dạng đầu có cuống ngắn, mang 10 - 12 hoa. Hoa cái màu lục, mọc đơn lẻ, hoặc từng cặp. Quả mọng hình cầu hơi dẹt, kích thước từ 8 - 10mm, có lá đài tồn tại và bao bọc một phần quả, khi chín màu vàng, ăn được, có vị ngọt. Mùa hoa quả tháng 6 - 11. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc thái ngắn, phơi khô, sao vàng để làm thuốc.
Các bộ phận của cây duối
Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Nhựa duối tẩm vào giấy bản rồi dán vào mụn 3 giờ, ngày thay 2 lần.
Chữa bí tiểu, nước tiểu sẻn đỏ do nóng: Cành và rễ duối 20g, rửa sạch, thái mỏng cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình. Có thể dùng bài thuốc sau: Vỏ rễ duối, rễ nhót, mỗi vị 20g, sao vàng. Đổ 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Nếu kèm theo đái buốt, đái đục: Vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, (sao vàng), bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g. Đổ 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Trị đau nhức răng do sâu răng: Vỏ cây duối 20g, thái mỏng, sắc lấy nước đăc ngậm.
Trị đau đầu, nhức hai bên thái dương, nhức trán do thay đổi thời tiết: Phết nhựa duối lên hai miếng giấy trắng, có đường kính 3cm, cho lên lớp nhựa một chút vôi tôi (bằng hạt đỗ xanh), trộn đều vôi vào nhựa, rồi dán hai miếng giấy đó vào hai bên thái dương. Cũng làm tương tự với một miếng giấy có đường kính 1cm, dán vào huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày). Ngày làm 1 - 2 lần. Có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Ngoài ra, một số địa phương bà con còn dùng lá duối sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ và làm thuốc lợi sữa.
Theo SKĐS